Niêm yết giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là nghĩa vụ phải thực hiện tại một số địa điểm đã được quy định tại Luật Giá hiện hành. Vậy, Không niêm yết giá bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không niêm yết giá bán hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực 01/07/2024) thì niêm yết giá được hiểu là hình thức công khai cho người mua biết thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ. Giá niêm yết chính là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó. Mức giá hàng hóa sẽ được tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và ghi nhận bằng Đồng Việt Nam trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Để có thể hỗ trợ người mua nắm bắt thông tin sản phậm một cách thuận lợi, đầy đủ thì giá niêm yết được gắn liền với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.
Đối với hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin giá hàng hóa dịch vụ thì cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 12 Nghị định 109/2013 được sửa đổi bổ sung bởi
+ Không tuân thủ về việc quy định niêm yết giá hàng hóa dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo đúng quy định của pháp luật;
+ Quá trình thực hiện việc niêm yết giá, cung cấp các thông tin cho khách hàng không đầy đủ rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng;
– Mức phạt tiền có thể sẽ tăng lên từ 1triệu đồng đến 3 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa dịch vụ như sau:
+ Xét trên trường hợp nếu đã từng vi phạm do các hành vi phân tích nêu trên mà lại vi phạm nhiều lần được đánh giá là có sự tái phạm;
+ Hoạt động của tổ chức, kinh doanh đó là không niêm yết giá đúng theo giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng mặt hàng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ do nhà nước định giá;
– Ngoài ra, cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu tự ý tiến hành bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ cho cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 của Điều này;
– Lỗi không công khai thông tin về hàng hóa, dịch vụ thông qua các hình thức khác theo quy định pháp luật ngoài việc niêm yết giá đối với hàng hóa dịch vụ thuộc Danh mục thuộc hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn, kê khai giá thì mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Xét đến trường hợp tự ý nâng cao giá bán hơn giá niêm yết đối với hàng hóa dịch vụ nằm trong danh mục bình ổn giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc khi thực hiện việc kinh doanh phải đảm bảo một số điều kiện nhất định thì mức phạt tiền sẽ từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
– Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng khi có hành vi không công khai liên quan đến quỹ bình ổn giá ;
Những hành vi vi phạm về việc niêm yết thông thường đều có những điều khoản liên quan đến biện pháp khắc phục hậu quả và trong trường hợp này nếu cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 của Điều này thì phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết; trong trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì sẽ tiến hành nộp khoản tiền này vào trong ngân sách của nhà nước.
Với quy định nêu trên hành vi không niêm yết giá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng tùy tính chất mức độ hành vi vi phạm. Đáng lưu ý rằng mức xử phạt đã trình bày ở mục 2 của bài viết là chỉ áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm còn đối với trường học của một hành vi vi phạm này nhưng tổ chức là bên thực hiện thì số tiền phạt sẽ gấp hai lần đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá:
Quy định tại Điều 42 của
– Người đang giữ chức vụ là Chánh thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền trong việc áp dụng mức phạt tiền đến mức cao nhất đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá theo quy định của Nghị định này và trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
+ Xét trường hợp nếu có đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả thì cũng sẽ được áp dụng xử phạt theo hình thức này được quy định trong
– Thẩm quyền của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành giá sẽ được thực hiện khi đối với tổ chức các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá phạt tiền đến 200 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm là 105 triệu đồng theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành giá còn được trao thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định rõ tại Nghị định này;
– Chánh thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền trong việc áp dụng mức xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá lên đến 50 triệu đồng; Ngoài ra có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện tại của pháp luật;
– Đồng thời, thẩm quyền xử phạt còn được trao cho các cá nhân là Thanh tra viên, Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương và xác định có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về giá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Cá nhân có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường được quy định tại Điều 45 của luật xử lý vi phạm hành chính sẽ có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm (có thể kể đến: vi phạm về bình ổn giá; có hành vi không chấp hành đúng giá do cơ quan người có thẩm quyền quyết định vi phạm quy định về giá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của chính phủ; hoặc có hành vi vi phạm quy định việc công khai thông tin về giá hàng hóa dịch vụ tự ý tăng hoặc giảm giá hàng hóa dịch vụ bất hợp lý; đưa các thông tin thất thiệt liên quan đến thị trường giá cả, hàng hóa dịch vụ hoặc có hành vi gian lận về giá và lợi dụng khủng hoảng kinh tế thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc một số điều kiện bất thường lợi dụng chính sách của nhà nước để định giá mua giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý) thì các cá nhân này quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung vào biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nằm trong địa bàn quản lý của mình;
– Ngoài ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng như Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là các cá nhân cũng được trao quyền xử phạt vi phạm. Tùy thuộc vào hành vi vi phạm cụ thể được Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền khác nhau.
3. Trách nhiệm của các đối tượng trong hoạt động niêm yết giá:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các địa điểm thực hiện việc niêm yết giá bao gồm những địa điểm sau: + Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh mà trong quá trình hoạt động có quầy giao dịch và bán các sản phẩm trực tiếp cho khách hàng;
+ Đối với các khu vực được mở rộng để xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo đúng quy định của pháp luật hoặc cửa hàng, cửa hiệu, kiot, quầy hàng nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua thì cũng bắt buộc phải niêm yết giá công khai đảm bảo mức giá bình ổn không quá cao và không quá thấp so với quy định;
+ Những địa điểm được mở hội chợ triển lãm có bán hàng hóa cung ứng dịch vụ cũng phải tuân thủ vấn đề này và ngoài ra còn có một số địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
Tại các địa điểm trên bắt buộc phải niêm yết giá và cách thức những biến giá cũng là một trong những vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Tổ chức cá nhân khi tiến hành đi niêm yết giá phải lưu ý những nội dung như sau để tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính vì không tuân thủ liên quan đến việc niêm yết giá:
+ Hình thức để cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh lựa chọn để niêm yết giá phải tích hợp và rõ ràng các thông tin cung cấp đầy đủ không được gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua giá bán hàng hóa dịch vụ. Hiện nay để có thể cung cấp thông tin niêm yết giá thì thông qua cách in, dán, ghi giá trên bảng trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa học bằng bất kỳ hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa dịch vụ. Vị trí để đặt niêm yết giá phải thuận tiện cho việc quan sát và dễ nhận biết;
+ Trên thực tế có một số mặt hàng hàng hóa dịch vụ sẽ do nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải niêm yết đúng giá theo quy định nhà nước ban hành;
+ Trong trường hợp hàng hóa dịch vụ không nằm trong Danh mục hàng hóa dịch vụ do nhà nước định giá thì sẽ được niêm yết dựa theo giá do tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh quyết định; đặc biệt lưu ý là không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết;
+ Quyền được sử dụng trong quá trình niêm yết giá là đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Công khai giá niêm yết trên các hàng hóa dịch vụ cung cấp thì phải bao gồm cả các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) của hàng hóa dịch vụ đó trước khi đến tay người tiêu dùng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giá năm 2023;
–