Điều tra viên là một chức danh quan trọng thực hiện nhiệm vị điều tra trong tố tụng hình sự. Vậy cá nhân không học ngành công an có thể làm điều tra viên không?
Mục lục bài viết
1. Không học ngành công an có thể làm điều tra viên không?
Căn cứ Điều 46 quy định tại Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH 2021 về tiêu chuẩn chung của điều tra viên như sau:
– Phải là công dân Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp nước Việt Nam.
– Về phẩm chất: đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.
– Có bãn lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Trình độ học vấn: trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
– Đảm bảo thời gian làm công tác pháp luật theo quy định.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra.
– Điều kiện về sức khỏe: đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, nếu như đối tượng không học ngành công an nhưng tốt nghiệp cử nhân luật thì vẫn có thể trở thành điều tra viên. Do đó, không học ngành công an thì vẫn có thể làm được điều tra viên.
Điều tra viên theo quy định sẽ có nhiệm kỳ là 05 năm (đối với trường hợp bổ nhiệm lần đầu). Trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
2. Các ngạch điều tra viên và tiêu chuẩn bổ nhiệm:
Theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH 2021, điều tra viên gồm có 03 ngạch, cụ thể là:
(1) Điều tra viên sơ cấp:
Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp bao gồm:
(i) Đáp ứng điều kiện chung của một điều tra viên:
– Phải là công dân Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp nước Việt Nam.
– Về phẩm chất: đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.
– Có bãn lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Trình độ học vấn: trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
– Đảm bảo thời gian làm công tác pháp luật theo quy định.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra.
– Điều kiện về sức khỏe: đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(ii) Điều kiện riêng:
– Là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân.
– Đảm bảo đủ điều kiện sau:
+ Thời gian công tác pháp luật đảm bảo: từ 04 năm trở lên.
+ Về năng lực: có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
(2) Điều tra viên trung cấp:
(i) Đáp ứng điều kiện chung của một điều tra viên:
– Phải là công dân Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp nước Việt Nam.
– Về phẩm chất: đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.
– Có bãn lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Trình độ học vấn: trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
– Đảm bảo thời gian làm công tác pháp luật theo quy định.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra.
– Điều kiện về sức khỏe: đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(ii) Điều kiện riêng:
– Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm.
– Về năng lực: có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
– Có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp.
– Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
(3) Điều tra viên cao cấp:
(i) Đáp ứng điều kiện chung của một điều tra viên:
– Phải là công dân Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp nước Việt Nam.
– Về phẩm chất: đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.
– Có bãn lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
– Trình độ học vấn: trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
– Đảm bảo thời gian làm công tác pháp luật theo quy định.
– Đã được đào tạo về nghiệp vụ điều tra.
– Điều kiện về sức khỏe: đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(ii) Điều kiện riêng:
– Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm.
– Đảm bảo có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm.
– Đảm bảo có năng lực điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.
– Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
3. Điều tra viên phải có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 53 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH 2021 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Điều tra viên như sau:
– Được quyền tiến hành hoạt động xác minh, kiểm tra; các hoạt động điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
– Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự khi được phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và điều tra vụ án hình sự.
– Về trách nhiệm của Điều tra viên:
+ Phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
+ Phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.
+ Phải áp dụng các biện pháp theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan để điều tra, xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ.
+ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về những việc cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm.
– Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.
4. Những việc Điều tra viên không được phép làm:
Dưới đây là những việc theo quy định của pháp luật, điều tra viên không được phép làm:
– Tiến hành tư vấn cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, các đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
– Những công việc mà cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được phép làm theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
– Tiến hành đưa hồ sơ, tài liệu vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
– Thực hiện tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
5. Trường hợp nào Điều tra viên bị miễn nhiệm, cách chức:
– Về miễn nhiệm:
+ Điều tra viên sẽ đương nhiên được miễn nhiệm khi rơi vào trường hợp nghỉ hưu, chuyển công tác khác.
+ Trường hợp vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì Điều tra viên sẽ được miễn nhiệm.
– Cách chức:
+ Khi vi phạm trong công tác điều tra vụ án hình sự.
+ Khi thực hiện những hành vi cấm theo quy định tại Điều 14 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH.
+ Khi vi phạm về phẩm chất đạo đức.
+ Khi bị kỷ luật bằng hình thức cách chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
– Hoặc trường hợp Điều tra viên bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân, buộc thôi việc thì sẽ đương nhiên bị mất chức danh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.