Không được cơ quan chủ quản giới thiệu có được tham gia ứng cử không? Tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Không được cơ quan chủ quản giới thiệu có được tham gia ứng cử không? Tiêu chuẩn đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Nếu là cán bộ công chức cấp xã mà không được chủ tịch UBND cấp xã giới thiệu ứng cử thì có được phép ra ứng cử không? Hiện nay, cán bộ công chức này được Đảng Ủy Xã giới thiệu ra ứng cử và đã nộp hồ sơ hiệp thương vòng hai nơi đảng viên này cư trú đã thống nhất được cử tri nơi cư trú đồng ý ra ưng cử 100% luôn. Nhưng dến nay thì Ủy ban bầu cử yêu cầu cán bộ công chức này viết đơn xin không ra ứng cử nữa vì lý do Chù tịch UBND xã không giới thiệu nên thiếu hồ sơ gốc. Vậy tôi muốn hỏi như vậy công chức xã này có được ra ưng cử theo cấp Ủy Đảng đưa ra ứng cử hay không? Cảm ơn Luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân 2015;
– Nghị quyết liên tịch
2. Luật sư tư vấn:
Điều 52 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
"Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn;
5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.
Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.”
Điều 12 Nghị quyết liên tịch 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-ĐCTUBTWMTTQVN cũng quy định về việc giới thiệu người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân như sau:
"1. Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tập trung tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 02 năm 2016 đến ngày 10 tháng 3 năm 2016.
2. Người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của địa phương nào thì phải là người đang cư trú hoặc công tác thường xuyên ở địa phương đó.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử thực hiện việc giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo các bước sau đây:
a) Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị họp để dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử;
c) Trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm của hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị ban lãnh đạo mở rộng để thảo luận, giới thiệu người ứng cử.
4. Việc giới thiệu người của thôn, tổ dân phố để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được thực hiện theo quy định tại Chương II của
Nghị quyết số của Ủy ban thường vụ Quốc hội.”1134/2016/UBTVQH13
>>> Luật sư tư vấn pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, theo quy định, thì người ra ứng cử đang làm việc tại cơ quan nhà nước phải được cơ quan giới thiệu người đang làm việc tại cơ quan ra ứng cử. Ban lãnh đạo cơ quan họp để dự kiến người đơn vị ra ứng cử đại biểu hội dông nhân dân, sau đó, tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử, trên cơ sở ý kiến nhận xét và tín nhiệm, thì lãnh đạo cơ quan sẽ thảo luận và giới thiệu người ra ứng cử.
Theo quy định, người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân nộp bộ hồ sơ ứng cử tại ủy ban bầu cử đơn vị hành chính mà mình ứng cử vì vậy, theo quy định thì trường hợp không được ủy ban nhân dân xã giới thiệu ra ứng cử thì không tham gia ứng cử được và phải viết đơn xin rút.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 52 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 nêu trên, nếu công chức đó là Đảng viên, được ban lãnh đạo Đảng dự kiến và giới thiệu ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và công chức đó đáp ứng điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân thì vẫn được ra ứng cử theo cấp ủy đảng giới thiệu.
Mặt khác theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015
"Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này."
Như vậy, người này có thể tự ứng cử và nộp hồ sơ cho ủy ban bầu cử để tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.