Có lẽ ít ai biết rằng phần thông tin được ghi trên cửa xe tải là một những quy định bắt buộc mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hiện nay. Không ít các tài xế đã bị xử phạt lỗi vi phạm này trong quá trình lưu thông. Vậy hành vi không dán logo xe tại sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không dán logo xe tải thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trên các xe tải hiện nay thì thông thường đều phải gắn logo. Logo xe tải là những thông số cung cấp một cách nhìn rõ ràng về khả năng vận chuyển của chiếc xe đó. Thông tin được ghi nhận trên logo xe tải có ý nghĩa sâu xa, nó bao gồm số lượng người chở và khả năng chở hàng, logo xe tải phản ánh tổng trọng lượng và thậm chí là cả thông tin liên hệ của phương tiện đó. Như vậy có thể nói, những con số trên logo xe tải dù rất đơn giản nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. Từ đó mọi người có thể có một góc nhìn khái quát về tính chất pháp lý của chiếc xe tải đó. Thông qua chúng ta biết được mức tải trọng cho phép và giới hạn về trọng tài của hàng hóa được phép vận chuyển trên xe tải đó. Thêm vào đó thì mỗi loại xe tải sẽ được mang trên mình những thông số riêng biệt được ghi nhận trên logo. Logo còn là điều kiện tiên quyết để một xe tải tham gia giao thông đường bộ và tham gia vào hoạt động vận tải một cách hợp pháp. Mọi tài xế xe đều phải nắm vững những thông tin cơ bản này không chỉ để quản lý và vận hành xe một cách hiệu quả mà còn để tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật.
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định về vấn đề niềm ít thông tin logo trên xe ô tô tải. Theo đó thì xe ô tô tải sẽ được niêm yết các thông tin cơ bản trên logo cánh cửa xe như sau:
– Tên đơn vị vận tải hay còn gọi là logo hợp tác xã;
– Số điện thoại liên hệ;
– Số lượng hàng hóa chuyên chở cho phép trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Khối lượng bản thân xe và khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông đường bộ.
Đối với trường hợp điều khiển xe ô tô tải tham gia giao thông đường bộ không niêm yết các thông tin cơ bản nêu trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi “không điểm ít thông tin của đơn vị kinh doanh vận tải”. Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của …, có quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo đó thì hành vi không dán logo xe tải có thể bị xử phạt với mức tiền như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức kinh doanh dịch vụ vận tải và hỗ trợ vận tải khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tài theo quy định của pháp luật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của xe tải đó trên 10% đến 50%;
– Xếp hàng hóa lên xe ô tô tuy nhiên không kí xác nhận về việc xếp hàng hóa đó vào
Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải ký thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không niêm yết hoặc tiến hành hoạt động niêm yết không chính xác, không đầy đủ họ tên và số điện thoại của các đơn vị kinh doanh vận tải ở phần đầu mặt ngoài hai bên thân hoặc mặt ngoài hai bên cánh cửa xe ô tô chở khách theo quy định của pháp luật;
– Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, có hành vi niêm yết không đầy đủ thông tin, không đầy đủ họ tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân của xe và khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở của phương tiện đó, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông đường bộ trên cánh cửa xe ô tô tải theo quy định của pháp luật;
– Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ và không chính xác, không đầy đủ tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, khối lượng bản thân ô tô đầu kéo và khối lượng hàng hóa cho phép trong quá trình chuyên chở, khối lượng toàn bộ cho phép kéo trên cánh cửa của xe ô tô đầu kéo theo quy định của pháp luật, không tiến hành hoạt động niêm yết hoặc niêm yết không chính xác và không đầy đủ thông tin họ tên, không đầy đủ số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa dịch vụ và khối lượng của hàng hóa cho phép chuyên chở đối với phương tiện đó, không đầy đủ về khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật;
– Không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác và không đầy đủ họ tên, không đầy đủ số điện thoại của các đơn vị kinh doanh taxi tải, trọng tải của xe được phép chở ở mặt ngoài bên hai thành xe hoặc mặt ngoài bên hai cánh cửa buồng lái xe taxi theo quy định của pháp luật;
– Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ và không chính xác theo quy định của pháp luật trên xe ô tô chở khách về vấn đề biển số, khối lượng hành lý miễn cước và số điện thoại đường dây nóng;
– Không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở khách theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo các tuyến cố định và xe kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật hoặc những đối tượng được xác định là người cao tuổi và phụ nữ có thai theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không có hướng dẫn cụ thể cho hành khách về vấn đề an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố trên xe.
Theo đó thì có thể nói, hành vi không dán logo xe tải có thể bị xử phạt với mức tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải theo như phân tích nêu trên.
2. Hành vi không dán logo xe tải có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Ngoài mức phạt tiền theo như phân tích nêu trên, thì hành vi không dán logo xe tải không thuộc một trong những trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 28 của
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm i, điểm k khoản 4; điểm h khoản 6; điểm b, điểm h khoản 7 Điều 28 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ, điểm i, điểm m khoản 6 Điều 28 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 7 Điều 28 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm i khoản 6 Điều 28 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách).
3. Loại xe nào bắt buộc phải dán phù hiệu khi lưu thông?
Có thể kể đến một số loại xe phải dán phù hiệu xe được quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bao gồm:
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
– Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE BUÝT”;
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE TAXI”;
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
– Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;
– Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải theo quy định hiện nay cần phải có phù hiệu “XE TẢI”.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.