Hành vi kinh doanh không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Vậy mức xử phạt được quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Không có giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt thế nào?
1.1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Để tìm hiểu trường hợp không có giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt thế nào ta cần hiểu giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là loại văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Giấy phép kinh doanh luôn gắn liền với các ngành nghề kinh doanh quy định về một hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Đồng thời là một trong những giấy tờ đảm bảo về cơ sở pháp lý để một cá nhân hay tổ chức được các hoạt động kinh doanh trong một hoặc một số ngành nghề nhất định.
Như vậy, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Điều kiện kinh doanh là những yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoặc khi thực hiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp và các yêu cầu khác,…Tất cả những giấy tờ này trên thực tế được gọi tắt là giấy phép kinh doanh.
1.2. Xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh:
Căn cứ quy định tại Điều 7
Trong đó, thương nhân là cá nhân, tổ chức có các hoạt động thương mại một cách thường xuyên và độc lập, có thực hiện việc đăng ký kinh doanh, hoạt động trong các ngành nghề, khu vực và các những hình thức kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh như cá nhân kinh doanh, hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể… Nhưng mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều người biết đến là thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
– Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp quy định Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đăng ký doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu có)
– Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Các chủ thể sau không phải đăng ký kinh doanh bao gồm: hộ gia đình làm muối, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc… trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện. Như vậy, ngoài những trường hợp này thì các cá nhân, tổ chức có hoạt động kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Do đó doanh nghiệp không xuất trình được Giấy phép kinh doanh khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Căn cứ các quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP, các vi phạm về đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền theo các mức sau đây:
STT | Hành vi vi phạm | Mức phạt | Căn cứ |
1 | Không thực hiện việc đăng ký kinh doanh mặc dù có hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp | 50 – 100 triệu đồng Ngoài bị phạt tiền cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp | Điểm a khoản 4 Điều 46 |
2 | Đã bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc đình chỉ hoạt động hoặc bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh | 50 – 100 triệu đồng | Điểm b khoản 4 Điều 46 |
3 | Đã có yêu cầu tạm ngừng kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện | 15 – 20 triệu đồng | Điểm a khoản 2 Điều 48 |
4 | – Không được quyền – Phải tiến hành đăng ký hộ kinh doanh nhưng không đăng ký | 05 – 10 triệu đồng | Điểm b, c khoản 1 Điều 62 |
5 | Đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh | 10 – 20 triệu đồng | Điểm b khoản 2 Điều 62 |
6 | Không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký mà vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh trước hạn đã thông báo. | 05 – 10 triệu đồng | Điểm c khoản 1 Điều 63 |
2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh
– Bước 1: Chủ thể có nhu cầu thành lập doanh nghiệp cần tiến hành lựa chọn hình thức cho doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và kha năng tài chính của mình.
Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp hình thức doanh nghiệp là bước quan trọng đầu tiên bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập, hoạt động và quá trình phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định pháp luật doanh nghiệp có quy định về các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần; Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc trưng, tính chất khác nhau nhưng quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ giống nhau.
– Bước 2: Đặt tên và đăng ký trụ sở cho doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật về những điều kiện như sau: không trùng, không tương tự hay gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác và đầy đủ các thành phần loại hình doanh nghiệp và tên.
Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng để ở trừ trường hợp là tầng trệt hoặc tòa nhà mục đích thương mại.
– Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh:
Theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP phu thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau, chủ thể có nhu cầu thành lập doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau.
– Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục và nhận kết quả.
3. Vai trò của Giấy phép kinh doanh:
Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cá nhân, tập thể doanh nghiệp hay bất kỳ đơn vị nào được phép kinh doanh hợp pháp trong một kĩnh vực cụ thể.
Việc một doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh cũng tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh chứng tỏ rằng doanh nghiệp đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện hợp pháp.
Giấy phép kinh doanh còn tạo niềm tin với nhà đầu tư. Giấy phép kinh doanh là điều các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi có ý định đầu tư vào doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh là một công cụ để nhà nước có thể quản lý và duy trì một số ngành nghề có tác động tới an ninh trật tự, an toàn xã hội sẽ được kiểm soát chặt chẽ qua các quy định về điều kiện của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng bao gồm các đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, các quyền lợi khác của người tiêu dùng.
Khắc phục hoặc hạn chế một số hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Giấy phép kinh doanh là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát và hạn chế độc quyền không cho những chủ thể kinh doanh có quy mô lớn với tiềm lực tài chính hùng hậu không chế và kiểm soát thị trường từ đó mọi chủ thể kinh doanh trong xã hội sẽ được kinh doanh trong một môi trường bình đẳng an toàn và lành mạnh.
Giấy phép kinh doanh cần thiết trong việc điều tiết một cách có hiệu quả của các chủ thể kinh doanh theo hướng mà nhà nước mong muốn qua đó có thể duy trì được quyền tự do kinh doanh của các cá nhân tổ chức đối với những ngành nghề mà pháp luật không cấm mặt khác có thể bảo vệ hiệu quả lợi ích của các chủ thể khác hay lợi ích cộng đồng.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Luật Thương mại năm 2005;
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.