Luật sư là gì? Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư tại Việt Nam? Các điều kiện cơ bản để trở thành Luật sư? Tư vấn pháp luật?
Hiện nay, tình hình kinh tế ngày phát triển sẽ dẫn đến mức sống, nhu cầu của người dân nâng cao hơn, quan tâm nhiều hơn đến những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho bản thân và Luật sư luôn là đối tượng đầu tiên người dân nghĩ đến để được tư vấn và hỗ trợ. Để bén duyên với nghề, theo nghề và sống được bằng nghề chưa bao giờ là một câu chuyện đơn giản.
Để trở thành Luật sư tại Việt Nam cần có một quá trình học tập và trải qua kỳ thực tập dài thì mới có khả nắng để trở thành một luật sư thực thụ. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ trình bày về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình trở thành Luật sư tại Việt Nam, Ngoài ra còn giải đáp thắc mắc về câu hỏi không có bằng cử nhân luật có được trở thành luật sư không? để cho các bạn đang có mục tiêu theo đuổi nghề Luật sư có thêm thông tin tham khảo.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012.
1. Luật sư là gì?
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Luật sư được biết đên là người sau khi đã học xong một khóa đào tạo luật sư ở học viện Tư pháp và được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ thực hiện việc áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
2. Tiêu chuẩn để trở thành Luật sư tại Việt Nam
Để trở thành Luật sư tại Việt Nam, thì một cá nhân có thể mất một thời gian ít nhất là trên sáu năm hoặc là thời gian này có thể dài hơn vì phải hoàn thành các khóa học, chương trình học và tập sự, kiểm tra theo quy định.
Để trở thành Luật sư tại Việt Nam thì yếu tố đầu tiên cần đáp ứng là công dân Việt Nam. Trung thành Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.
Yếu tố thứ hai là có bằng cử nhân Luật. Hiện nay, ở nước ta có các trường luật, khoa luật đào tạo cử nhân ngành luật cho các bạn sinh viên có mong muốn làm luật sư hoặc các ngành khác trong hệ thống Tư pháp Việt Nam. Trải qua 04 năm đại học, đáp ứng được các điều kiện tối thiểu và bắt buộc của nhà trường sẽ được cấp bằng tốt nghiệp cử nhân luật.
Sau khi bằng cử nhân luật các bạn sẽ tiến hành tham gia vào lớp đào tạo luật sư tại học viện tư pháp, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, bộ tư pháp sẽ kết hợp tổ chức luật sư tiến hành kiểm tra kết quả tập sự hành nghề, sau khi trải qua các kì thi sẽ được cấp giấy chứng nhận hành nghề luật.
Điều kiện để hành nghề luật sư cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn hành nghề luật sư, có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Các điều kiện cơ bản để trở thành Luật sư
Thứ nhất, cá nhân phải có bằng cử nhân Luật thì tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học (thông thường là 4 năm học)
Thứ hai, cá nhân phải có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Lớp học đào tạo luật sư được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp lớp Luật sư.
Thứ ba, Trải qua kỳ tập sự tại Tổ chức hành nghề Luật sư. Sau khi cá nhân đã tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, cá nhân bắt buộc phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề Luật sư với thời gian 12 tháng.
Thư tư, Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư. Nếu không đạt điểm theo quy định thì sẽ phải chờ đăng ký tham gia kỳ kiểm tra lại ở lần kế tiếp.
Thứ năm, Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn Luật sư, cấp thẻ hành nghề Luật sư. Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề Luật sư do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.
Thứ sau, Hành nghề Luật sư:
Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề Luật sư thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề Luật sư để hành nghề, hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Thứ bảy, Các nhân được miễn, giảm thời gian tập sư hành nghề Luật sư khi cá nhân này là người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành
Trường hợp được miễn kiểm tra tập sư hành nghề Luật sư là khi người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn kiểm tra.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là theo như quy định là mười hai tháng kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư; Ngoài ra những người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật luật sư thì thời gian tập sự hành nghề luật sư được giảm còn lại là bốn tháng; người được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật luật sư thì thời gian tập sự hành nghề luật sư giảm còn là sáu tháng.
Trong một số trường hợp người tập sự thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 19/2013/TT-BTP thì thời gian tập sự hành nghề luật sư được pháp luật hiện hành tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề luật sư.
Tổng thời gian tập sự được tính theo quy định tại khoản 2 Điều này khi người tập sự có thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là bốn tháng và phải có xác nhận bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, nhận xét bằng văn bản của luật sư hướng dẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Thông tư 19/2013/TT-BTP.
4. Tư vấn pháp luật :
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tốt nghiệp đại học Cảnh sát nhân dân (nay là học viện CSND) hệ đào tạo chính quy 1983~1988 từ đó đến nay tôi liên tục công tác tại cơ quan điều tra quân sự, là điều tra viên Cao cấp, phó thủ trưởng cơ quan ĐTHS quân khu. Nay tôi nghỉ chế độ và muốn đăng ký hành nghề Luật sư, nhưng thời gian tôi học ở trường chưa có quy định cấp bằng cử nhân Luật mà chỉ là tốt nghiệp đại học của trường. Theo quy định của Bộ Tư pháp thì phải có chứng chỉ cử nhân Luật trở lên, vậy bằng tốt nghiệp của tôi có được coi tương đương với chứng chỉ cử nhân Luật không? (vì sau này đại học cảnh sát nhân dân đều cấp chứng chỉ cử nhân Luật cho những người học chương trình như chúng tôi trước đó) nếu cần các thủ tục xác nhận tương đương thì cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 10 Luật luật sư sửa đổi, bổ sung năm 2012 để trở thành Luật sư, bạn phải đáp ứng những điều kiện sau:
“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”
Như vậy, Bằng cử nhân Luật là một yêu cầu trong việc đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư, hiện nay theo các văn bản hướng dẫn
Do đó, nếu hiện nay bạn không có bằng cử nhân Luật thì bạn sẽ không được hành nghề luật sư mặc dù theo quy định tại Luật luật sư 2006 và Luật luật sư sửa đổi, bổ sung 2012 thì bạn được miễn đào tạo nghề luật sư và tập sự hành nghề luật sư.