Nhu cầu làm đẹp của cá nhân ngày càng diễn ra phổ biến nhưng trên thực tế vẫn không tránh khỏi những rủi ro liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện thẩm mỹ. Vậy khởi kiện spa làm đẹp khiến khách hàng bị tổn hại sức khỏe được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Có được khởi kiện Spa làm đẹp gây tổn hại sức khỏe cho khách hàng?
Các cá nhân khi tham gia làm đẹp tại Spa thông thường sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ làm đẹp, trong hợp đồng này sẽ quy định tất cả các điều khoản liên quan đến bảo hành cũng như các biến chứng có thể gặp phải cũng như trách nhiệm của các cơ sở thẩm mỹ viện đối với dịch vụ của mình cung cấp. Trường hợp khi thẩm mỹ viện tiến hành làm đẹp nhưng gây tổn hại sức khỏe cho khách hàng thì chủ thẩm mỹ viện hoàn toàn có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại liên quan đến sức khỏe của khách hàng thậm chí trong một số trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước khi lựa chọn hình thức khởi kiện ra Tòa án liên quan đến việc yêu cầu bồi thường về tổn hại sức khỏe liên quan đến việc làm đẹp thì có thể ưu tiên giải quyết thông qua việc thương lượng thỏa thuận hoặc khiếu nại trước trong giải quyết vấn đề làm đẹp. Đối với trường hợp người đứng đầu cơ sở thẩm mỹ viện giải quyết không thỏa đáng thì có thể yêu cầu tiếp lên Sở y tế hoặc Bộ y tế để có thể can thiệp kịp thời Còn trong trường hợp không đồng ý với kết luận hội đồng chuyên môn, cũng như hướng giải quyết từ bên Thẩm mỹ viện thì có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Hiên nay, theo quy định của
– Trong trường hợp cơ sở khám bệnh chữa bệnh chưa tiến hành mua bảo hiểm theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 78 của luật này sẽ phải tự chịu trách nhiệm đó là bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật;
– Cơ sở khám bệnh chữa bệnh và người hành nghề nếu có sai sót chuyên môn kỹ thuật ngoài việc bị bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2017 Luật khám bệnh chữa bệnh còn phải chịu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng dịch vụ thẩm mỹ cũng là một trong những loại hợp đồng dân nên cũng nằm trong sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2015 việc xác định thiệt hại và yêu cầu bồi thường thiệt hại được ghi nhận tại Điều 590 trong Bộ luật này. Theo đó, khách hàng khi tiến hành làm đẹp tại thẩm mỹ viện bị tổn hại về sức khỏe sẽ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
+ Hiện nay thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các khoản chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Liên quan đến nguồn thu nhập thực tế mà cá nhân bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; trong trường hợp khách hàng nếu thu nhập thực tế không ổn định và không thể xác định được thì sẽ áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Ngoài ra, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị cũng sẽ được xem xét và người thực hiện thẩm mỹ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc chi trả một khoản tiền hợp lý cho các cá nhân này…
Như vậy, với các nội dung nêu trên khách hàng khi tiến hành làm đẹp tại thẩm mỹ viện thông thường sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ mà trong hợp đồng này sẽ ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các bên đặc biệt liên quan đến đến việc thẩm mỹ viện sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình thực hiện trên khách hàng. Trên thực tế nếu spa làm đẹp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cá nhân thì người bị tổn hại sức khỏe hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
2. Làm tổn hại sức khỏe của khách hành thì spa có bị truy cứu hình sự không?
Hiện nay, nhu cầu làm đẹp trở thành điều tất yếu đối với mỗi cá nhân nên để đảm bảo an toàn cho các cá nhân sử dụng dịch vụ thẩm mỹ thì nhà nước cũng đã có quy định liên quan đến dịch vụ y tế theo đó các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người như tiến hành phẫu thuật, thủ thuật hoặc can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia sóng, đốt, hoặc các can thiệp xâm lấn khác mà dẫn đến làm thay đổi màu da, hình dạng, cân nặng hoặc khiếm thuyết có các bộ phận trên cơ thể như da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người hoặc tiến hành xăm, phun, thêu trên da mà có hỗ trợ từ thuốc gây tê dạng tiêm sẽ chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoạt động.
Trường hợp thẩm mỹ khi tiến hành làm đẹp cho khách hàng nếu gây ra hậu quả chết người hoặc tổn hại về sức khỏe của những khách hàng thực hiện dịch vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Dân sự 2015 liên quan đến tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phép bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác nếu thuộc một trong các trường hợp nhất định thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm trong đó có thể kể đến: làm chết người, gây tổn hại cho sức khỏe người khác và cơ quan có thẩm quyền xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể đạt 61% trở lên có thể sẽ bị áp dụng mức phạt từ 7 năm đến 15 năm. Như vậy, trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ mà gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc thậm chí làm chết người tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh sản xuất, pha chế, cấp phép bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác đã được quy định tại Điều 315 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo đó mức phạt nhẹ nhất là từ 1 năm đến 5 năm tù còn nặng nhất lên đến 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng cấm đảm nhận chức vụ cấm hành nghề hoặc thực hiện các công việc nhất định với thời gian từ 1 năm đến 5 năm.
3. Cách thức khởi kiện spa làm đẹp khiến khách hàng bị tổn hại sức khỏe
– Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại:
Hiện nay cá nhân bị tổn hại sức khỏe do làm đẹp mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía bên thẩm mỹ viện thì hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện bao gồm những giấy tờ sau:
+ Thứ nhất, cần soạn thảo một đơn khởi kiện bao gồm đầy đủ các nội dung ngày tháng năm làm đơn tên tòa án nhận đơn tên nơi cư trú của bên khởi kiện là người bị kiện người có nghĩa vụ liên quan;
+ Thứ hai, gửi kèm theo những danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện như hợp đồng dịch vụ về làm đẹp, những chứng từ chứng minh về mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị của người khởi kiện. .
– Bước 2. Nộp đơn khởi kiện:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì sẽ tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Toà án nơi bị đơn cư trú làm việc.
– Bước 3. Giải quyết vụ án:
Hiện nay thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tùy từng tính chất vụ tranh chấp mà mỗi vụ khởi kiện bồi thường có thể kéo dài từ 6 tháng đến 8 tháng trong khoảng thời gian này thông thường Tòa án sẽ tiến hành các công việc như phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; công việc liên quan đến ra quyết định sửa đổi bổ sung thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện; thực hiện nghĩa vụ của người khởi kiện tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí; tiến thành lập hồ sơ thu thập chứng cứ hoặc đưa dụng vụ án ra xét xử…
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2017 Luật khám bệnh chữa bệnh.