Khởi kiện hành vi liên quan đến bí mật kinh doanh. Quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, bí mật kinh doanh.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty Tân Tân sở hữu độc quyền công nghệ gia truyền trong việc sản xuất đậu phộng da cá. Năm 2002, Công ty thuê anh T vào làm quản đốc phân xưởng sản xuất. Qua thời gian làm việc, T đã cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ trên. Năm 2007, T xin nghỉ việc và được nhận vào làm việc tại Công ty Oishi. Anh T đã cung cấp thông tin về công nghệ trên cho Công ty Oishi và Công ty Oishi đã áp dụng để sản xuất đậu phộng da cá cạnh tranh với sản phẩm của Tân Tân. Công ty Tân Tân có thể kiện anh T hay Công ty Oishi không? Tại sao??
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điều 127 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“Điều 127. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
1. Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này;
e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.”
Như vậy, hành vi cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ làm đậu phộng da cá, đây là hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh thuộc khoản 1 nêu trên và anh T đã cung cấp thông tin về công nghệ đó mà chưa được cho phép của công ty Tân Tân, đây là hành vi thuộc trường hợp nêu ở khoản 2 nêu trên. Ngoài ra, việc công ty Oishi đã sử dụng thông tin về công nghệ trên từ anh T cung cấp để áp dụng sản xuất đậu phộng da cá dù biết bí mật kinh doanh đó là anh T thu được do hành vi nêu trên để cạnh tranh với công ty Tân Tân, việc làm của công ty Osishi cũng là một trong các trường hợp xâm phạm quyền bí mật kinh doanh tại điểm đ nêu trên.
Nhận thấy bí mật kinh doanh của mình bị xâm phạm, công ty Tân Tân có thể dùng các quyền tự vệ quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra
tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.”
>>> Luật sư
Khi biết được những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của anh T và công ty Oishi thì công ty Tân Tân có thể yêu cầu anh T và công ty Osishi phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Nếu cả hai không thực hiện yêu cầu đó của công ty Tân Tân thì công ty Tân Tân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, hoặc khởi kiện ra
Tùy theo mức độ xâm phạm của hành vi xâm phạm của anh T và công ty Tân Tân có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự (Khoản 1 Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự được hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:
1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
3. Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”
Việc xác định thiệt hại được hưởng dẫn bởi Mục 2 Chương 2 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
-Thứ nhất về áp dụng biện pháp dân sự, Công ty Tân Tân có thể gửi đơn yêu cầu đến Tòa án để áp dụng biện pháp dân sự kể cả khi hành vi vi phạm của cả hai đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý anh T và công ty Oishi có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty Tân Tân như sau:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
( Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005)
Thứ 2, theo yêu cầu của công ty Tân Tân gửi đến cơ quan thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện để áp dụng các biện pháp hành chính đối với hành vi xâm hại của anh T và công ty Tân Tân. Theo Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trương hợp sau:
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ :
+ Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
+ Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
+ Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.
Hoặc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ giao cho người khác thực hiện hành vi này;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Theo quy định tại điểm a Khoản 15 Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh theo quy định tại Điều 127 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Và theo điều 2 Nghị định này quy định thì đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với công ty Oishi gấp 02 lần mức phạt tiền đối với anh T. Cho nên, mức phạt tiền đối với công ty Oishi là từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Trong Điều 15 Nghị định này quy định về thẩm quyền xử phạt thì thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này tại Khoản 6 như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của
Luật xử lý vi phạm hành chính .”
Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g và h Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.”
Thứ 3, các hành vi xâm phạm đó của anh T và công ty Oishi có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự thì công ty Tân Tân có thể tố giác các hành vi đó tới cơ quan điều tra để xử lý hành vi xâm hại bằng các biện pháp hình sự. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.