Công ty em ở Sài Gòn, có làm 1 đơn hàng với 1 công ty Hà Nội, không có hợp đồng, giờ xảy ra tranh chấp, em phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư. Luật sư cho em hỏi. Hiện tại công ty em ở Sài Gòn, có làm 1 đơn hàng với 1 công ty Hà Nội. Vì địa lý quá xa, với lại khách hàng đã làm ăn lâu dài, nên có sự tin tưởng, bên em không có làm hợp đồng gì cả, như chỉ xuất hóa đơn tài chính, và có chứng từ chuyển khoản của công ty Hà Nội từ tháng 12/2013. Tới bây giờ cũng gần 1 năm, bên em có nhắc rất nhiều hơn, như họ luôn viện nhiều lý do không chịu thanh toán, số tiền khoảng 25 triệu. Em muốn khởi kiện công ty Hà Nội, như vì địa lý quá xa, không biết thủ tục thế nào. Mong luật sư tư vấn giúp em.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Công ty của bạn muốn khởi kiện một công ty ngoài Hà Nội, như vậy thủ tục sẽ được tiến hành như sau:
1. Hồ sơ
Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
–
– Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có);
– Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán,
– Các tài liệu giao dịch khác (nếu có);
– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan như: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện
Như vậy, công ty bạn có giấy tờ hợp pháp gì có liên quan đến hoạt động kinh doanh của hai bên thì có thể đưa ra, lấy làm một căn cứ chứng minh để khởi kiện trước tòa.
2. Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì:
* Thẩm quyền Tòa án theo cấp:
– Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp nêu tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự, trừ trường hợp những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp kinh doanh thương mại sau:
+ Tranh chấp kinh doanh thương mại nêu tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài;
+ Các tranh chấp kinh doanh thương mại quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự.
+ Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
* Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại;
>>> Luật sư
* Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự trong các trường hợp sau đây:
– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
– Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
Như vậy, do bạn không nói rõ về trường hợp của công ty bạn, nên bạn có thể xem xét trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi nào để căn cứ vào đó nộp hồ sơ khởi kiện.