Khởi kiện do không nhận mặt bằng khi đã quá hạn theo hợp đông nhận cọc. Yêu cầu cung cấp thông tin đăng ký chứng minh nhân dân.
Tóm tắt câu hỏi:
Kình chào luật sư Dương Gia. Tôi tên là: Hà Thế Phong. Trong tháng 11 năm 2016 tôi có tiến hành sang mặt bằng lại cho khách là bà Phạm Thị Hiền. Nhưng quá hạn người này không tới lấy mặt bằng và còn sử dụng nhiều câu nói không hay, để không đến nhận mặt bằng. (Trong hợp đồng nhận cọc có phần trách nhiệm phải bồi thường khi không nhận mặt bằng giữa hai bên).
– Nay tôi muốn khởi kiện bà Hiền ra
– Vậy nay tôi có thể yêu cầu
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện như sau:
“4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.”
Như vậy trong đơn khởi kiện phải có nội dung thông tin về nơi cư trú của bị đơn. Nghĩa vụ cung cấp thông tin về địa chỉ của bị đơn thuộc về nguyên đơn. Trong trường hợp bạn không có thông tin về nơi cư trú của bị đơn thì bạn có thể yêu cầu
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Căn cứ Điểm a Điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ như sau:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Như vậy, Toà án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện của bạn trong lĩnh vực tranh chấp về dân sự là Toà án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc. Do đó bạn phải xác định được nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì mới có thể tiến hành làm thủ tục khởi kiện dân sự.