Bạo lực gia đình là gì? Cần làm gì khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình? Khởi kiện bạo lực gia đình ở đâu? Thủ tục tố cáo hành vi bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình được xử lý như thế nào?
Bạo lực gia đình hiện nay là một vấn nạn đang diễn ra phổ biến và đang được toàn xã hội lên tiếng. Hành vi bạo lực gia đình diễn ra mỗi ngày tại Việt Nam, bạo lực giữa vợ chồng, bạo lực giữa cha mẹ và con cái,…Nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình phải chịu đựng cảnh bạo lực mỗi ngày mà không dám lên tiếng. Để bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân khỏi nạn bạo lực gia đình, pháp luật đã quy định và công nhận quyền tố cáo bạo lực gia đình cho các cá nhân, tổ chức tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Vậy khi bị bạo lực gia đình hay phát hiện bạo lực gia đình thì cần phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân? Nếu gửi đơn tố cáo hành vi bạo lực gia đình thì gửi tại cơ quan nào? Thủ tục tố cáo được thực hiện như thế nào?
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý:
– Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007;
–
–
Mục lục bài viết
1. Bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến sức khoẻ, tinh thần và kinh tế của thành viên trong gia đình đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo đó cần hiểu rõ hành vi bạo lực gia đình là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi bạo lực gia đình được quy định cụ thể như sau:
– Có hành vi hành hạ, đánh đập, ngược đãi hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của thành viên khác trong gia đình;
– Có hành vi lăng mạ hoặc có hành vi cố ý khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của thành viên khác trong gia đình;
– Cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của thành viên trong gia đình;
– Có hành vi ép buộc thành viên khác trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc có hành vi kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi xua đuổi, cô lập hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Có hành vi ngăn cản thành viên khác trong gia đình được thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa như: ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Có hành vi chiếm đoạt, đập phá và huỷ hoại tài sản hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Như vậy, khi một người có một trong những hành vi trên với thành viên khác trong gia đình thì được xem là bạo lực gia đình và cần được tố cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý hành vi đó.
2. Cần làm gì khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình?
Nạn nhân của bạo lực gia đình hay những người khác phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình thì cần tố cáo hành vi đó đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Tố cáo được xác định là một trong những nội dung quan trọng và cơ bản thể hiện quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp Việt Nam quy định. Tố cáo là để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời xử lý, răn đe người vi phạm và để loại bỏ những mối nguy hiểm cho xã hội. Việc tố cáo hành vi bạo lực gia đình được thực hiện thông qua đơn tố cáo.
3. Khởi kiện bạo lực gia đình ở đâu?
Như đã phân tích ở mục 2, khi xét thấy có hành vi bạo lực gia đình thì cần báo lên cơ quan có thẩm quyền xử lý. Theo đó, người tố cáo hành vi phải nộp Đơn tố cáo lên
4. Thủ tục tố cáo hành vi bạo lực gia đình:
Việc tố cáo hành vi bạo lực gia đình được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Người tố cáo viết đơn tố cáo và gửi lên cơ quan, cá nhân có thẩm quyền (Cơ quan Công an nơi gần nhất với nơi diễn ra hành vi bạo lực gia đình, Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình) và một số tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cho hành vi bạo lực gia đình.
Bước 2: Sau khi nhận đơn tố cáo và tài liệu chứng minh, cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư xem xét xem và lập biên bản tiếp nhận đơn tố cáo; kiểm tra sơ bộ hồ sơ và chuyển ngay đến cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Bước 3: Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đã tiếp nhận đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận. Bên cạnh đó, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, Cơ quan có thẩm quyền điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định sau đây:
– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, chuyển sang xử lý vi phạm hành chính;
– Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Theo quy định của
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định trên, Cơ quan điều tra có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
5. Hành vi bạo lực gia đình được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình được áp dụng tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính, kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó người có hành vi bạo lực phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật nếu xảy ra thiệt hại từ hành vi bạo lực của mình. Cụ thể mức xử lý như sau:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính:
Hành vi bạo lực gia đình được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một trong số đó hành vi xâm hại đến sức khoẻ của thành viên trong gia đình. Theo đó, Điều 49 của
Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong số các tội sau:
– Tội hành hạ người khác theo quy định tại Điều 140
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, đối với hành vi này thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi được quy định nhưng vẫn vi phạm;
+ Thường xuyên có hành vi làm cho nạn nhân bạo lực gia đình bị đau đớn về thể xác và tinh thần.
Thứ ba, một số hình thức xử lý khác theo quy định pháp luật hiện hành:
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm trong cơ quan nhà nước hay lực lượng sĩ quan công an, quân đội mà có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị báo cáo đến thủ trưởng đơn vị để xử lý;
– Thực hiện bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra do hành vi bạo lực của mình gây ra…