Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định tại Điều 10 Nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau:
Hiện nay, từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền núi đến biển đảo đâu đâu cũng sử dụng điện vì nó là một trong những nguồn năng lượng cơ bản để sử dụng trong đời sống và sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, góp phần giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế là một ngành không thể thiếu của nước ta hiện nay, ngành điện đang ngày càng phát huy vai trò dẫn đầu của mình bằng việc ngày càng mở rộng hệ thống lưới điện quốc gia trong phạm vi cả nước góp phần cải thiện đời sống, phát triển kinh tế xã hội, tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra thì khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp bao nhiêu là an toàn đối với con người và công trình nằm trong hành lang lưới điện.
Có thể hiểu điện áp định mức của lưới điện là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. điện áp định mức thông thường là đại lượng hết sức quan trọng nhất của lưới điện, nó có vai trò quyết định chủ yếu về khả năng tải của lưới điện cũng như các kết cấu , thiết bị và giá thành của lưới điện nói chung.
+ Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.
+ Trong hành lang lưới điện pháp luật hiện này không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định tại Điều 10
1. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, nâng cấp cải tạo nhà ở, các công trình theo quy định của pháp luật. Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định hiện hành của Luật điện lực được quy định như sau:
+ Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp từ 0 đến 22 kv đối với dây bọc là 1 mét theo quy định của pháp luật. Còn khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là hai mét.
+ Đối với mức điện áp 35 KV thì pháp luật quy định khoảng cách an toàn phóng điện đối với các dây bọc là 1,5 mét. còn đối với dây trần là 3 mét.
+ Còn đối với điện áp 110 KV phải đáp ứng đáp ứng khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 4 mét.
+ Khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định của pháp luật đối với điện áp 220 KV với dây trần là 6 mét.
2. Pháp luật cấm các cá nhân, tổ chức tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp mà gây thiệt hại thì sẽ tùy theo tính chất mức độ có thể bị bồi thường thiệt hại gây ra, xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết theo quy định của pháp luật.Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định hiện hành của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và được quy định sau đây:
+ Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp đến 22 KV thì khoảng cách là 4 mét. với mức điện mức điện áp là 35 KV thì khoảng cách là 4 mét. khoảng cách an toàn phóng điện là 6 mét đối với điện áp 110 KV . Còn đối với mức điện áp là 500 KV thì khoảng cách an toàn phóng điện là 8 mét.
3.Theo quy định của pháp luật thì ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp để đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
+ Trong trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết tránh thiệt hại cho người và tài sản hoặc các sự cố khác do đường dây lưới điện gây ra.
+ Còn ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp thì phải đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.
+ Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thuỷ khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thuỷ nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thuỷ nội địa đó.
Tùy theo từng khu vực thì pháp luật có quy định về khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.
+ Khi các cá nhân, tổ chức tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết theo quy định của pháp luật.
Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định hiện nay của Luật điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định của pháp luật như sau:
+ Đối với mức điện áp đến 35 KV theo quy định của pháp luật khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ là 2,5 mét. Còn khi đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện thì khoảng cách an toàn là 3 mét. Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa thì khoảng cách an toàn khi phóng điện là 1,5 mét.
+ Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 110 KV khi đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ là 2,5 mét. Còn đối với khoảng cách đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện 3 mét. Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa thì khoảng cách an toàn là 2 mét.
+ Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp 220 KV là 3.5 mét khi đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ. Còn khi đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện là 4 mét. Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa thì khoảng cách an toàn là 3 mét.
+ Đối với mức điện áp 500 KV thì khoảng cách an toàn phóng điện khi đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ thì 5,5 mét là an toàn. Còn khoảng cách Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện thì phải 7,5 mét. Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa thì khoảng cách an toàn phải là 4,5 mét theo quy định của pháp luật.
Cho nên viiệc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: An toàn về điện nhằm phòng ngừa sự cố và sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra đối với điện và các thiết bị điện, đồng thời cũng yêu cầu các cá nhân, tổ chức thi công phải đảm bảo các điều kiện an toàn về xây dựng; an toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác); an toàn về phòng, chống cháy nổ; các quy định về bảo vệ môi trường.
Như vậy, việc quy định khoảng cách an toàn khi phóng điện như vậy nhằm đảm bảo an toàn cho con người và tài sản, phòng tránh các sự cố về điện rò rỉ gây hại và kịp thời xử lý giải quyết khi có vấn đề phát sinh.