Quy định về thu hồi đất đai? Khiếu nại và giải quyết khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất sai?
Trong quá trình nhà nước quản lý đất đai, để sử dụng đất đai cho các dự án quy hoạch vì kinh tế-xã hội, lợi ích quốc gia thì Nhà nước có quyền thu hồi đất. Trong quá trình thực hiện thu hồi đất, trường hợp người sử dụng đất nhận thấy việc cưỡng chế thu hồi đất là trái pháp luật thì những người này có quyền khiếu nại quyết định cưỡng chế. Vậy quy định cụ thể về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất sai được quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu những quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về thu hồi đất đai?
Theo đó, việc thu hồi đất và bồi thường của Nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp là đạo luật gốc, điều chỉnh các luật của nước ta.
Theo quy định tại
Qua các quy định trên có thể hiểu thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đang có người sử dụng, trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật đất đai.
Các trường hợp bị thu hồi đất: Luật đất đai năm 2013 đã quy định rõ các trường hợp thu hồi đất theo 4 nhóm lí do cụ thể. Việc chia thành 4 nhóm như vậy để có quy định riêng về trình tự, thủ tục; cơ chế xử lí đất thu hồi, tài sản trên đất thu hồi phù hợp với tính chất của từng nhóm. Cụ thể các lý do thu hồi đất bao gồm:
+ Tu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định cụ thể tại Điều 66 Luật đất đai năm 2013, về cơ bản, thẩm quyền thu hồi đất là thống nhất với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và được giao cho hai hệ thống cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, căn cứ vào đối tượng sử dụng đất, cụ thể:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cả đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc uỷ quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất sai?
Trong lĩnh vực quản lí và sử dụng đất đai cũng như trong quá trình thực tế sử dụng đất, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo những hành vi trái pháp luật hoặc các quyết định sai phạm nhằm đảm bảo cho mọi quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau được thực hiện theo đúng chính sách, pháp luật đất đai.
Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lí đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lí đất đai bao gồm: quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính trong quản lí đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên.
– Nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong quản lí và sử dụng đất đai:
+ Nguyên tắc thứ nhất, việc giải quyết khiếu tố về đất đai phải được xử lý theo đúng pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người sử dụng đất.
Đối với các nguyên tắc giải quyết khiếu nại thì nguyên tắc cơ bản nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo là giải quyết đúng pháp luật. Mọi quá trình phải dựa trên các quy định của pháp luật mới có thể xác định được đúng, sai, tính chất, mức độ vi phạm; đưa ra các biện pháp đúng luật nhằm mục đích giải quyết triệt để, chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo, bảo vệ những lợi ích hợp pháp.
Giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai. Nguyên tắc dân chủ công khai được hiểu rằng người được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo phải lắng nghe ý kiến của các bên, đảm bảo dân chủ, bình đẳng trước pháp luật, tránh trường hợp giải quyết làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khiếu nại và những người có quyền và lợi ích liên quan.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thật sự khách quan, thận trọng và vô tư trong quá trình làm việc, tránh việc giải quyết không đúng thực tế. Để thực hiện được nguyên tắc này, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần nhìn nhận sự việc theo một cách trung thực và khách quan nhất, không phụ thuộc vào ý muốn của các bên đương sự.
Quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai cần có sự kết hợp giải quyết khiếu tố về đất đai với việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đến các đương sự thực hiện việc khiếu nại liên quan đến đất đai. Việc giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai làm cho mọi người hiểu, thừa nhận và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cơ quan đã giải quyết khiếu tố.
Quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai cần giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên đồng thời loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai xâm phạm đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất.
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lí đất đai do chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu và người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến đến chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng.
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lí đất đai do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại toà án nhân dân.
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lí đất đai là 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại toà án nhân dân.
Quyết định về việc giải quyết các trường hợp khiếu nại về đất đai nói trên không bao gồm trường hợp khiếu nại về quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về quyền khiếu nại, và giải quyết khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật cũng như các nội dung liên quan khác.