Khiếu nại, tố cáo trong Kiểm toán Nhà nước? Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán nhà nước?
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế theo hướng toàn cầu hóa, vai trò của các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và giám sát các hoạt động kinh tế – tài chính – ngân sách đang ngày càng được tăng cường nhằm không ngừng nâng cao tính minh bạch và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Bên cạnh đó đã gia tăng tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước đối với nền kinh tế – xã hội. Một trong số đó phải kể đến Kiểm toán Nhà nước. Những năm qua, hoạt động kiểm toán của Việt Nam đã có những tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các lĩnh vực tài chính quốc gia. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về khiếu nại, tố cáo, xử lý sai phạm trong Kiểm toán Nhà nước.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý: Luật Kiểm toán nhà nước 2015.
1. Khiếu nại, tố cáo trong Kiểm toán Nhà nước:
1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước:
Pháp luật quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước như sau:
“1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong cơ quan Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến đơn vị được kiểm toán:
a) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Kiểm toán nhà nước về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền khiếu nại với Tổng Kiểm toán nhà nước về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán khi có căn cứ cho rằng kết quả kiểm toán đó là trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị;
c) Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại;
d) Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, luật sư, trợ giúp viên pháp lý, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và các hành vi bị cấm thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại.”
Khiếu nại là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng, đã, đang hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ.Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân. Đây hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật được nêu cụ thể bên trên để nhằm bảo đảm quyền của các tổ chức hay cá nhân liên quan.
1.2. Tố cáo và giải quyết tố cáo về hoạt động kiểm toán nhà nước:
Pháp luật quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo về hoạt động kiểm toán nhà nước như sau:
“1. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Mọi khiếu nại, tố cáo và phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi chung là khiếu nại, tố cáo) phải được xem xét, giải quyết theo đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
3. Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại, tố cáo để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu quả.
4. Không xem xét, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo giấu tên, mạo danh, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp, sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới. Trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo giải quyết.
5. Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo và gia hạn thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và
Công tác giải quyết tố cáo trong hoạt động kiểm toán nhà nước đã góp phần khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích để giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin của người dân vào chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước nơi mình đang sinh sống và lao động, động viên nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Cho nên, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác này và không ngừng đẩy mạnh, nâng cao tính hiệu quả của công tác giải quyết tố cáo trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
2. Xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán nhà nước:
Ngày nay, pháp luật của các quốc gia trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ về việc xử lý hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước. Dựa trên hệ thống pháp luật của các nước có thể rút ra một số vấn đề để tham khảo trong quá trình hoàn thiện Luật Kiểm toán nhà nước ở nước ta hiện nay.
– Thứ nhất, nhằm mục đích để bảo đảm hiệu lực của hoạt động kiểm toán và tính nghiêm minh của pháp luật, pháp luật nước ta cần quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện nay, ở nước ta, hệ thống pháp luật về kiểm toán nhà nước vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, còn thiếu các quy định về chế tài đối với hành vi vi phạm của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ngoài quy định mang tính nguyên tắc tại Điều 71 Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 có nội dung như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật” thì Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể về xử lý các hành vi vi phạm của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan nên không có cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong thực tế thực hiện pháp luật về kiểm toán nhà nước những năm qua cho thấy, đã phát sinh những vi phạm về nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc vi phạm quy định về điều cấm của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan như: cung cấp không đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu; không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán; cản trở việc kiểm toán; che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, ngân sách,… song chưa có sở pháp lý để xử lý mà chủ yếu áp dụng biện pháp nhắc nhở, đã làm giảm hiệu lực hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng và tính nghiêm minh của pháp luật nói chung.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 tuy đã được ban hành nhưng lại không quy định Kiểm toán nhà nước có quyền xử lý vi phạm,
– Thứ hai, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 một số quy định về xử lý đối với hành vi vi phạm Luật Kiểm toán nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan. Theo đó, để các tổ chức cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý cho việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật Kiểm toán nhà nước của đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan, Quốc hội cần phải thực hiện sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính để bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước. Trước mắt, pháp luật nước ta cần hoàn thiện Luật Kiểm toán nhà nước theo hướng bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, từ đó tạo cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, giúp cho hoạt động kiểm toán nhà nước được diễn ra đúng trình tự, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các chủ thể có liên quan.