Những yêu cầu đối với đơn khởi kiện vụ án dân sự? Khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự?
Trong quá trình tố tụng dân sự, sau khi
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Những yêu cầu đối với đơn khởi kiện vụ án dân sự?
– Đơn khởi kiện là văn bản do người có quyền và lợi ích bị xâm phạm, tranh chấp lập ra và gửi đến Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết, theo quy định tại Điều 189
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện (Tòa án nhân dân có thẩm quyền);
+ Đối với cá nhân làm đơn thì cần ghi rõ: Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;
Đối với cơ quan, tổ chức làm đơn thì ghi rõ: trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
+ Đối với cá nhân là người có quyền và lợi ích được bảo vệ thì ghi Tên, nơi cư trú, làm việc;
Đối với cơ quan tổ chức là bên có quyền và lợi ích được bảo vệ: ghi trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
+ Người bị kiện là cá nhân cần ghi rõ: Tên, nơi cư trú, làm việc;
Cơ quan, tổ chức là bên bị kiên thì ghi rõ: trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện cần được ghi đầy đủ những thông tin cơ bản trên nhằm mục đích thể hiện đầy đủ các thông tin của các bên khởi kiện, tránh trường hợp sai sót thông tin trong quá trình khởi kiện.
Ngoài việc gửi đơn khởi kiện, khi tiến hành khởi kiện thì người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Nếu khi khởi kiện mà vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì trường hợp này pháp luật quy định họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Những tài liệu, chứng cứ còn thiếu thì người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự?
Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
– Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
+ Người khởi kiện cũng như vụ việc dân sự chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó, khi có đủ điều kiện để khởi kiện thì người khởi kiện mới được khởi kiện trở lại.
+ Người khởi kiện thực hiện khởi kiện sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trả lại đơn do sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bao gồm vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
+ Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
+ Người khởi kiện sau khi nhận được
Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng do những người này không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không
+ Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
– Chủ thể trả lại đơn khởi kiện: Thẩm phán.
– Trả lại đơn khởi kiện phải kèm theo trả tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Đồng thời Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát được biết về việc trả lại đơn kiện.
– Sau khi đương sự được Tòa án nhân dân trả lại đơn khởi kiện vì những lý do trên thì đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
+ Người khởi kiện bị trả đơn do chứ có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
+ Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
+ Khi người khởi kiện bị trả đơn do vụ việc chưa có đủ điều kiện khởi kiện mà đã có đủ điều kiện khởi kiện.
Như vậy, theo những phân tích ở trên thì những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân để yêu cầu Tòa án giải quyết những quyền lợi này. Tòa án tiến hành nhận đơn và xem xét đơn cũng như những tài liệu chứng cứ liên quan, nếu như thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Tòa án sẽ trả lại đơn kiện cho người khởi kiện kèm theo các chứng cứ, tài liệu mà người khởi kiện đã nộp. Khi có đủ điều kiện để khởi kiện lại thì người khởi kiện có thể nộp lại đơn khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung của đơn khởi kiện, các trường hợp trả lại đơn kiện, thẩm quyền trả lại đơn kiện, thủ tục trả lại đơn kiện cũng như các trường hợp có thể nộp lại đơn kiện.