Hiện nay, pháp luật về hình sự đang càng ngày càng được hoàn thiện hơn. Vậy quy định về khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự:
Các căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự, có thể miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Người phạm được đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ quy định sau:
+ Trong quá trình người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật vụ án, giai đoạn đoạn thứ ba trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, sau khởi tố, điều tra vụ án hoặc xét xử, do có sự thay đổi về chính sách, quy định pháp luật làm chi hành vi phạm tội trở nên không còn gây nguy hiểm cho xã hội nữa
+ Người phạm tội nhận được quyết định đại xá của Quốc hội
+ Người thực hiện phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do không cố ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người bị hại và đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của mình và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người thực hiện hành vi phạm tội thì được miễn trách nhiệm hình sự.
Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ quy định sau:
+ Trong quá trình người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật vụ án, giai đoạn đoạn thứ ba trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, sau khởi tố, điều tra vụ án hoặc xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn gây ra sự nguy hiểm cho xã hội nữa
+ Trong quá trình người và cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm xác định sự thật vụ án, giai đoạn đoạn thứ ba trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, sau khởi tố, điều tra vụ án hoặc xét xử, người phạm tội mắc bệnh trong trường hợp mà bệnh viện tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có thể chữa trị như bệnh: ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, suy tim độ 3,… dẫn đến không còn khả năng gây hành động nguy hiểm cho xã hội nữa
+ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác mà người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình, khai rõ sự việc, đóng góp có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, đã cho thấy việc cố gắng hạn chế hậu quả đến mức thấp nhất của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
2. Khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự:
Khiển trách được hiểu là hành động chỉ trích, phê bình một đối tượng nào đó với mục đích thể hiện sự không hành lòng hoặc một sự vi phạm quy tắc nào đó. Việc khiển trách được áp dụng với một đối tượng nào đó mắc lỗi hoặc quy phạm một quy tắc, quy định pháp luật nào đó.
Biện pháp khiển trách được áp dụng với với đối tượng dưới 18 tuổi phạm tội thuộc trong trường hợp sau đây nhằm giúp đối tượng đó nhận thức được rõ ràng về hành vi phạm tội, hậu quả gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của mình:
+ Người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mà lần đầu tiên phạm tội mà tội phạm có tính và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội không lớn thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
+ Người chưa thành niên ( dưới 18 tuổi) có vai trò cố ý cùng người khác thực hiện một tội phạm nhưng không đáng kể trong vụ án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên.
Người bị áp dụng khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ như sau:
+ Phải tuân thủ quy định pháp luật, nội quy, quy chế của nơi ở, học tập và làm việc của người bị áp dụng biện pháp khiển trách
+ Trình diện, có mặt trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu
+ Phải tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương của người bị khiển trách tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp với bản thân
Tùy vào từng trường hợp cụ thể thì cơ quan nhà nước sẽ ấn định thời gian thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách theo quy định của pháp luật tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 Bộ Luật hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi 2017 với thời hạn từ 03 tháng đến 01 năm.
Việc áp dụng biện pháp khiển trách đối với tội phạm chưa thành niên với mục đích làm giúp người phạm tội nhận ra lỗi sai của mình, sửa chữa sai lầm đã gây ra. Từ đó giúp học phát triển đúng hướng, lành mạnh, trở thành công dân tốt để đóng góp vào sự phát triển của xã hội, đất nước ngày càng tốt đẹp và vững mạnh hơn.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội chưa thành niên:
Khi miễn được miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội mà xem xét thấy được điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách theo quy định pháp luật thì người đứng đầu cơ quan điều tra( Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng), người đứng đầu Viện kiểm sát( Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát), Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp khiển trách đối với người chưa thành niên phạm tội trong vụ án mà do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
Trình tự thủ tục thực hiện áp dụng biện pháp khiển trách trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự phải tuân theo quy định pháp luật tại Điều 427 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi năm 2021
Nội dung trong quyết định áp dụng biện pháp khiển trách phải có những nội dung chính như sau:
+ Số, ngày, tháng, năm, địa điểm của nơi ra quyết định áp dụng biện pháp khiển trách trong trường hợp người phạm tội chưa thành niên
+ Họ và tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người phạm tội chưa thành niên và có đóng dấu của cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp khiển trách
+ Lý do, căn cứ ra quyết định áp dụng biện pháp khiển trách cho người phạm tội chưa thành niên
+ Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi ở của bị can, bị cáo
+ Thời gian bắt đầu và thời hạn thực hiện nghĩa vụ của người bị khiển trách như tuân thủ quy định pháp luật, nội quy, quy chế của nơi ở, học tập và làm việc của người bị áp dụng biện pháp khiển trách, trình diện, có mặt trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương của người bị khiển trách tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp với bản thân.
+ Tội danh người bị khiển trách, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi năm 2017 đã áp dụng
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao ngay quyết định áp dụng biện pháp khiển trách người bị khiển trách, mẹ cha hoặc người đại diện theo pháp luật của người phạm tội chưa thành niên bị áp dụng biện pháp khiển trách. sự bao dung và tinh tế về giáo dục của pháp luật hình sự Việt Nam. Ở độ tuổi chưa thành niên, con người chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lý, nhân cách. Trong giai đoạn này, người chưa thành niên sẽ hay thể hiện cái tôi bản thân, có những hành động vượt qua sự kiểm soát của bản thân nên dễ thực hiện những hành động sai trái với đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Vì vậy, biện pháp khiển trách giúp họ nhận ra hình vi sai trái của mình, sửa chữa sai lầm, định hướng sự phát triển cho nhân cách của họ, trở thành công dân tốt, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Văn bản đã sử dụng trong bài viết này:
– Bộ luật hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi năm 2017
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung, sửa đổi 2021