Khi nào thì bị giữ phương tiện? Tạm giữ xe khi gây tai nạn giao thông bao lâu?Những lỗi nào thì bị giữ xe?
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các hình phạt theo quy định của pháp luật. để xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Một trong số các hình thức đó là giữ phương tiện vi phạm. Vậy cụ thể Khi nào thì bị giữ phương tiện? Những lỗi nào thì bị giữ xe? theo quy định. Dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khi nào thì bị giữ phương tiện?
Việc tạm giữ phương tiện phải được dựa trên Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP và khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020. Trong các trường hợp sau cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện:
1.1. Đối với ô tô
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
– Điều khiển xe mà Giấy đăng ký xe không có hay bị tẩy xóa; Giấy phép lái xe không có hoặc hết hạn
– Người điều khiển xe dưới 18 tuổi
– Điều khiển xe không gắn biển số
– Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc đã hết hạn
– Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định
– Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
1.2. Đối với xe máy
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn
– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định
– Điều khiển xe khi buông cả hai tay, dùng chân điều khiển, chạy bằng một bánh, nằm trên yên xe, quay người về phía sau hoặc bịt mắt
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
– Điều khiển xe mà Giấy đăng ký xe không có hay bị tẩy xóa; Giấy phép lái xe không có hoặc hết hạn
– Điều khiển xe không gắn biển số
– Người điều khiển xe dưới 16 tuổi hoặc dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên
– Giấy phép lái xe hết hạn từ 6 tháng trở lên, khi xe có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.
1.3. Xe đạp máy
– Người điều kiện xe dưới 16 tuổi
– Điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không cài quai đúng quy định.
2. Những lỗi nào thì bị giữ xe
Theo quy định tại
STT | Lỗi vi phạm | Căn cứ pháp lý tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
1 | Đối với người điều khiển xe ô tô | |
2 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | Điểm c Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 Điều 5 |
3 | a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; | |
4 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | |
5 | a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; | |
6 | b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; | |
7 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; | |
8 | d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. | |
9 | Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định | Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16 |
10 | Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); | |
11 | Điều khiển xe có Giấy chứng nhận (GCN) hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) | |
12 | Điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng quy định | |
13 | Điều khiển xe không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật | |
14 | Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp | |
15 | Sử dụng GCN, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị tẩy xóa; | |
16 | Điều khiển xe không có GCN hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). | |
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy | ||
1 | b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; | Điểm b, Điểm c Khoản 6; Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 8; Khoản 9 Điều 6 |
2 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. | |
3 | c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. | |
4 | a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; | |
5 | b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; | |
6 | c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; | |
7 | d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; | |
8 | e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; | |
9 | g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; | |
10 | h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; | |
11 | i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ. | Khoản 3 Điều 17 |
12 | 9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ. | |
Đối với vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới | ||
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô | Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21 | |
2 | Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên | |
3 | Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng | |
4 | Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô có một trong các hành vi: + Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; + Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia | |
5 | Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô | |
6 | Người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau: + Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên; + Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa; + Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia. |
3. Tạm giữ xe khi gây tai nạn giao thông bao lâu?
Căn cứ Theo khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ theo quy định của pháp luật và trong Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với các trường hợp vụ việc thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc báo cáo thủ trưởng trực tiếp bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Như vậy, thời hạn tạm giữ đối với phương tiện của bạn là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. và theo quy định thì sẽ Do bên kia không đến giải quyết nên thời hạn tạm giữ có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, việc gia hạn phải bằng văn bản. Nếu đã lập bản cam kết theo hướng dẫn Cảnh sát giao thông mà chưa được giải quyết thì có thể làm đơn khiếu nại đến nơi đã nộp đơn theo quy định
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Khi nào thì bị giữ phương tiện? Những lỗi nào thì bị giữ xe và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.