Tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm chính là quyết định tạm ngừng mọi hoạt động khi giải quyết nguồn tin về tội phạm. Vậy khi nào tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Mục lục bài viết
1. Khi nào tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm?
Điểm d khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 có giải thích nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của những cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và các thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện. Trong đó:
– Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với các cơ quan có thẩm quyền.
– Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc là thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo những chứng cứ, tài liệu liên quan đến cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Lưu ý rằng:
– Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc là bằng văn bản.
– Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Điều 148 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021 có quy định về tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điều này quy định về tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
– Hết thời hạn quy định tại Điều 147 của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, cơ quan có thẩm quyền giải quyết về quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi mà thuộc một trong các trường hợp:
+ Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng mà chưa có kết quả;
+ Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.
+ Không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc là không khởi tố vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì và phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng những cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết điểm này.
Như vậy, qua quy định trên thì tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm trong những trường hợp dưới đây khi đã hết thời hạn để cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ để tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh về nguồn tin về tội phạm (20 ngày kể từ ngày nhận được nguồn tin về tội phạm):
– Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng mà chưa có kết quả;
– Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả.
– Không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh để quyết định khởi tố hoặc là không khởi tố vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh. Cụ thể:
Tạm đình chỉ vì lý do là bất khả kháng do thiên tai:
+ Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chỉ được tạm đình chỉ giải quyết vụ việc, vụ án vì lý do bất khả kháng do thiên tai khi có đủ các căn cứ sau đây:
++ Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật mà không thể tiến hành được một hoặc là một số hoạt động tố tụng để kết thúc việc giải quyết tị báo tội phạm; kết thúc điều tra
++ Đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra hoặc là thời hạn quyết định việc truy tố.
+ Những trường hợp bất khả kháng do thiên tai:
++ Người tham gia tố tụng hoặc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang ở vùng được ban bố về tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
++ Địa điểm cần tiến hành những hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai hoặc là vùng có tình huống khẩn cấp về thiên tai theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống thiên tai.
Tạm đình chỉ vì lý do bất khả kháng do dịch bệnh:
+ Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ chỉ được tạm đình chỉ giải quyết vụ việc, vụ án vì lý do là bất khả kháng do dịch bệnh khi có đủ các căn cứ sau đây:
++ Đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật mà không thể tiến hành được một hoặc là một số hoạt động tố tụng để kết thúc về việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; kết thúc điều tra.
++ Đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thời hạn điều tra hoặc là thời hạn quyết định việc truy tố.
+ Các trường hợp bất khả kháng do có dịch bệnh:
++ Người tham gia tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc là địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo những quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
++ Người tham gia tố tụng đang bị cách ly y tế theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền do có bị mắc bệnh dịch thuộc nhóm A hoặc là do thuộc trường hợp khác liên quan đến bệnh dịch thuộc nhóm A theo các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
++ Người tham gia tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc là địa điểm cần tiến hành các hoạt động tố tụng trong vùng được Thủ tướng Chính phủ hoặc là Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm:
– Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khi đó Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sẽ phải gửi quyết định tạm đình chỉ kèm theo những tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và phải gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo nguồn tin về tội phạm
– Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi mà ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, Viện kiểm sát sẽ phải gửi quyết định đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp sẽ không quá 01 tháng kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan mà được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.
3. Quy định về phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm:
– Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, khi đó Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày đã ra quyết định phục hồi.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khi đó Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số các hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc là Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2021.