Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động có nguyện vọng sẽ được tham gia vào công đoàn và trở thành đoan viên khi đáp ứng đủ điều kiện. Vây khi nào người lao động được xem là Công đoàn viên?
Mục lục bài viết
1. Khi nào người lao động được xem là Công đoàn viên?
Căn cứ Điều 1 Quyết định số 174/QĐ-TLĐ 2020 được hướng dẫn tại Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về đối tượng và điều kiện để gia nhập tổ chức công đoàn Việt Nam như sau:
– Là người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp bao gồm:
+ Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
+ Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức.
+ Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội cấp xã.
– Người Việt Nam lao động tự do hợp pháp.
– Các đối tượng trên không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và có đơn tự nguyện sinh hoạt trong tổ chức cơ sở của công đoàn.
– Thực hiện đóng phí đoàn đúng quy định.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 170
– Người lao động được quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn trên cơ sở quy định của Luật công đoàn.
– Người lao động được quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy người lao động không bắt buộc phải tham gia Công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Và mội người lao động chỉ được xem là đoàn viên Công đoàn của công ty khi họ đã có đơn xin gia nhập Công đoàn và được ban chấp hành Công đoàn quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên Công đoàn.
2. Thủ tục gia nhập công đoàn của người lao động:
Bước 1: Nộp đơn xin gia nhập công đoàn:
– Điều kiện tiên quyết để gia nhập công đoàn là phải tán thành Điều lệ của công đoàn Việt Nam.
– Lập đơn xin gia nhập công đoàn (lưu ý đơn phải có đầy đủ chữ ký).
Bước 2: Xem xét kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên:
– Đối với nơi có công đoàn cơ sở:
Tại nơi có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.
Những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên.
Công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn.
Ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận tại những đơn vị có công đoàn viên.
– Đối với nơi chưa có công đoàn cơ sở:
Người lao động lập và nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
+ Đối với trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn.
+ Đối với trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập. Thời gian giải quyết trong 15 ngày tính từ khi nộp đơn.
Ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận trong trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định.
Người lao động được xác định là người có quyền làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Đoàn viên tham gia công đoàn sẽ đóng mức phí hàng tháng là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Trường hợp đã ra khỏi tổ chức công đoàn, đoàn viên nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức Công đoàn Việt Nam làm đơn xin ra nhập lại gửi công đoàn cơ sở nơi làm việc.
Khi đó, ban chấp hành đoàn cơ sở sẽ có trách nhiệm thẩm định và xem xét, đoàn viên đáp ứng đủ điều kiện thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định kết nạp lại.
3. Đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
………, ngày …… tháng …… năm ……
ĐƠN XIN GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN
Kính gửi: Ban chấp hành Công đoàn (1)…….
Tôi tên là: ……Nam/Nữ: ……
Sinh ngày:………
Dân tộc: …… Tôn giáo: ……
Quê quán:……
Nơi ở hiện nay:………
Trình độ học vấn (2): ……. Chuyên môn (3):……
Nghề nghiệp (4):……
Hiện đang làm việc tại (5): …….
Ngày bắt đầu làm việc (6):……
Sau khi nghiên cứu Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tôi thấy rằng Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, tầng lớp tri thức và người lao động, tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Vì vậy, tôi hoàn toàn tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và tự nguyện làm đơn này kính mong Ban chấp hành Công đoàn (7)…………….. cho phép tôi được gia nhập tổ chức Công đoàn.
Nếu được chấp thuận, tôi xin hứa sẽ làm tròn 04 nhiệm vụ của người đoàn viên:
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết của Công đoàn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt Công đoàn, đóng đoàn phí, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân.
4. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả; cùng nhau chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ thi hành Điều lệ công đoàn Việt Nam.
Luật công đoàn năm 2012.
Quyết định số 174/QĐ-TLĐ về việc ban hành điều lệ công đoàn Việt Nam (khóa XII).