Khi nào được xem là mua bán hàng hóa quốc tế. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Khi nào được xem là mua bán hàng hóa quốc tế. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là hàng hoá được mua bán giữa 2 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam có được coi là mua bán hàng hoá quốc tế hay không và vì sao ạ xin luật sư hãy giải đáp giúp em?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu được xác định thông qua sự di chuyển của hàng hóa qua “biên giới” theo nghĩa rộng. Trong trường hợp này, việc mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoàn toàn có thể làm phát sinh quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế.
Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định về Mua bán hàng hoá quốc tế như sau:
“1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Theo đó, chỉ cần việc mua bán hàng hóa được thực hiện bằng một trong khác hình thức được nêu tại khoản 1 Điều 27 bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu và được thực hiện trên cơ sở những hợp đồng xác định về hình thức theo luật định thì đều được coi là mua bán hàng hóa quốc tế.
Các quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế nêu trên được quy định tại các Điều 28, Điều 29, Điều 30 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa.
Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá
1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế: 1900.6568
Một trường hợp việc mua bán giữa hai doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn được coi là quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế là doanh nghiệp A có trụ sở tại tỉnh Bắc Ninh bán cho doanh nghiệp B ở Đồng Nai một lô hàng điện tử. Lô hàng này không được chuyển trực tiếp từ Bắc Ninh đến Đồng Nai mà được chuyển từ một nhà máy của công ty A tại Thái Lan đến Nhà máy của công ty B tại Singapore.