Khấu trừ lương là khi một phần của tiền lương của một người lao động được trích ra để thanh toán các khoản chi phí khác, thường là các khoản phí hoặc trích nộp bắt buộc hoặc có thể là các khoản trừ khác theo quy định của doanh nghiệp hoặc quy định pháp luật. Trong đó, khấu trừ lương thường xảy ra hàng tháng khi thanh toán lương cho người lao động.
Mục lục bài viết
1. Khi nào được khấu trừ tiền lương của người lao động?
Căn cứ theo Điều 102
Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này cụ thể như sau:
– Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
– Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Đối với trường hợp làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. Tuy nhiên, nếu chứng minh được không áp dụng biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì có thể vẫn sẽ phải bồi thường.
Đồng thời, người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
Cùng với đó, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Có thể thấy, quy định tại 2 điều này đang bảo vệ người lao động. Vì trong một số trường hợp bồi thường giá trị hợp đồng rất cao vượt ngoài khỏi mức lương người lao động nhận hằng tháng. Việc quy định mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân giúp cho người lao động vừa có thể bồi thường tổn thất, vừa giúp người lao động chi trả sinh hoạt cơ bản cá nhân và gia đình trong tháng đó sau khi khấu trừ.
2. Doanh nghiệp khấu trừ tiền lương trái quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định người sử dụng lao động có hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:
– Mức tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động
– Mức tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động
– Mức tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Mức tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Mức tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị ảnh hưởng từ hành vi khấu trừ trái quy định của người sử dụng lao động mà sẽ có các mức phạt tiền khác nhau. Cùng với đó, đối với từng khung hình phạt, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà có mức phạt cụ thể, phù hợp.
Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Các khoản khấu trừ tiền lương của người lao động là gì?
Các khoản khấu trừ từ tiền lương của người lao động thường bao gồm các khoản trích nộp liên quan đến các loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cùng với các chi phí khác như phí tham gia công đoàn cơ sở, thuế thu nhập cá nhân, và tiền bồi thường cho việc làm hỏng dụng cụ, thiết bị.
– Tiền đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo Điều 5, Điều 14, Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội thẻ bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định mức đóng như sau:
+ 8% đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ 1,5% đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
+ 1% còn lại được đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Tiền đóng đoàn phí công đoàn:
Căn cứ tại Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành như sau:
Theo đó, trường hợp người lao động tại các cơ quan nhà nước có tham gia công đoàn thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
– Tiền đóng thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và
– Tiền khấu trừ do làm hỏng dụng cụ, thiết bị (đã được nêu chi tiết phía trên)
– Tiền phí đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai:
Để hỗ trợ các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, hằng năm, người lao động và doanh nghiệp đều phải đóng góp một khoản tiền vào quỹ phòng, chống thiên tai.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, mức đóng quỹ phòng chống thiên tai được quy định như sau:
– Đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc biên chế nhà nước sẽ thì mức đóng quỹ phòng chống thiên tai được tính như sau:
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai = 1/2 x Mức lương cơ sở / Số ngày làm việc trong tháng
– Đối tượng là người lao động làm việc theo
Mức đóng quỹ phòng chống thiên tai = 1/2 x Lương tối thiểu vùng / Số ngày làm việc trong năm
– Trường hợp người lao động thuộc đối tượng khác
Mức nộp/năm là 10.000 đồng/người
Các văn bản luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
– Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
– Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân
– Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
– Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01/08/2021 về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, mức đóng quỹ phòng chống thiên tai.
THAM KHẢO THÊM: