Khi nào được đỗ xe trên vỉa hè? Lỗi đỗ ô tô trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu? Ô tô có được đỗ nửa thân trên vỉa hè? Khi dừng đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện các quy định nào?
Ngày nay, việc tuyên truyền khẩu hiệu “Không đi trên hè phố”, “Không lấn chiếm vỉa hè”… đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên việc làm này cũng không thể ngăn được tình trạng các phương tiện giao thông đi trên vỉa hè, lấn chiếm phần đường của người đi bộ. Đây là cơ sở để lực lượng chức năng xử phạt lỗi đi xe trên vỉa hè nhằm ngăn chặn và nâng cao ý thức hơn cho người dân. Câu hỏi được đặt ra là Khi nào được đỗ xe trên vỉa hè? Lỗi đỗ ô tô trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu?. Hãy cùng Luật Dương Gia giúp bạn giải đáp thắc mặc qua bài viết dưới đây
Mục lục bài viết
1. Đỗ xe là gì? Vỉa hè là gì?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 18
“Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.”
Vỉa hè (hay còn gọi là hè phố) là phần dọc theo hai bên đường khoảng trống giữa đường với các hộ dân liền kề hoặc những công trình gần đường, thường được nát gạch chuyên dùng và là phần đường dành riêng cho người đi bộ. Vỉa hè là phần đường dành riêng cho người đi bộ đối với đường trong đô thị, hè phố bao gồm vỉa hè, hè đường là bộ phận của đường đô thị dành cho người đi bộ trong nội thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
2. Khi dừng đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện các quy định nào?
Điều 18
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Mặt khác, tại Khoản 4 Điều 18 Luật này cũng quy định người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
3. Đỗ xe trên đường phố phải thực hiện những quy định nào?
Căn cứ vào Điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về việc đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình;bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện,trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
4. Khi nào được đỗ xe trên vỉa hè?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định: Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
+ Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
+ Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
5. Mức xử phạt khi đỗ xe trên vỉa hè, đi xe lên hè phố
Theo Điều 5 Nghi định
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong hành vi vi phạm sau đây: Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong hành vi vi phạm sau đây: Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”.
Quy định thêm về để xe trên hè phố, theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do UBND cấp tỉnh có quy định chi tiết. Mặt khác, danh sách mục đích ngoài giao thông tại Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 không có đỗ, để xe.
Cũng theo Khoản 9, Mục IV, Thông tư số 16/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD việc cho phép người dân để xe trên hè phố cần phải tránh những vấn đề ách tắc, cản trở người dân qua lại, lưu thông trên vỉa hè, phải đảm bảo bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m và phải sắp xếp gọn gàng, đảm bảo mỹ quan đô thị….
Cơ quan Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Theo quy định của Điều 9 Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND quy định về việc quản lý sử dụng tạm thời hè phố lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô như sau:
“Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô:
a) Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên cơ sở đề nghị của Sở Giao thông vận tải sau khi Sở đã thống nhất với Công an thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý, cấp phép: các điểm đỗ xe tạm trên lòng đường các tuyến đường và trên vỉa hè một số tuyến đường do Thành phố quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố khảo sát, thống nhất vị trí các điểm để xe tạm thời trên hè phố.”
Đồng thời, Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 07 năm 2015 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có đưa ra vấn đề sử dụng vỉa hè khi dừng đỗ phương tiện như sau:
“d) Sử dụng hè phố, lòng đường làm nơi để xe phải tuân thủ các quy định sau:
d.1) Đối với hè phố:
d.1.1) Điểm để xe phải cách nút giao thông tối thiểu 20m tính từ mép đường giao nhau, vị trí để xe phải được sơn kẻ vạch rõ ràng;
d.1.2) Tại những khu vực để xe không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố, không cản trở lối đi dành cho người đi bộ trên hè và các vị trí sang đường; phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m;
d.1.3) Phải có kết cấu phù hợp, đảm bảo chất lượng, mỹ quan đô thị; Chỉ cấp giấy phép tạm thời sử dụng hè phố làm nơi để xe đối với những hè phố đã có kết cấu đảm bảo khả năng chịu tải trọng;
d.1.4) Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m; trường hợp đặc thù thực hiện theo phương án khác thì phải được Liên ngành Sở Giao thông vận tải – Công an thành phố Hà Nội chấp thuận;
d.1.5) Tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và các quy định hiện hành có liên quan;”
Như vậy, khi người dân để xe trên vỉa hè hay nhân viên công ty để xe trên vỉa hè đều phải tuân thủ theo quy định pháp luật:
+ Không để xe trên các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
+ Điểm để xe phải cách nút giao thông tối thiểu 20m tính từ mép đường giao nhau
+ Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m
+ Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m.
Hành vi chiếm dụng hè phố làm nơi trông, giữ xe có thế bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào ?
6. Ô tô có được đỗ nửa thân trên vỉa hè?
Bộ GTVT đã ban hành chỉ dẫn về việc cho phép ô tô được đỗ nửa thân trên vỉa hè kể từ 1/7.
Tại Quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ, ban hành theo Thông tư 54/2019, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã bổ sung thêm chỉ dẫn mới về việc đậu, đỗ xe ô tô. Theo đó, biển báo mang ký hiệu iI.408a có nghĩa là “nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Như vậy, tại những vị trí, tuyến đường có cắm biển báo này, ô tô sẽ được phép đỗ các bánh phía ghế phụ trên hè phố, tương đương với nửa thân xe trên vỉa hè.
Sự ra đời của biển báo I.408a đã phần nào giúp các tài xế giải đáp được thắc mắc bấy lâu nay, đồng thời có thêm không gian đỗ xe trên vỉa hè. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định về đỗ nửa xe, trường hợp đỗ xe trên vỉa hè mà không có biển báo cho phép thì sẽ vẫn bị phạt.