Con dấu doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng, then chốt để xác định tính pháp lý, hiệu lực của các văn bản, giấy tờ, hợp đồng, giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy theo quy định hiện nay thì có những trường hợp nào sẽ được áp dụng biện pháp tạm giữ con dấu của doanh nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Khi nào được áp dụng tạm giữ con dấu của doanh nghiệp?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về căn cứ ra Quyết định tạm giữ tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu dữ liệu điện tử; tạm giữ con dấu, thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại. Việc ra quyết định tạm giữ tài liệu, tạm giữ chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ hoặc thu hồi con dấu sẽ căn cứ vào;
-
Bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
-
Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
-
Biên bản được lập theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về những trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tạm giữ chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu. Theo đó:
-
Tạm giữ tài liệu, tạm giữ chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại có thể được áp dụng trong trường hợp cần phải thi hành cưỡng chế việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn theo bản án của Toà án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
-
Chỉ tiến hành thủ tục tạm giữ các loại giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế;
-
Thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại sẽ được áp dụng trong trường hợp bắt buộc phải thi hành cưỡng chế việc chấp hành hình phạt đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động của công ty.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì con dấu của doanh nghiệp có thể bị tạm giữ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Trong quá trình thi hành cưỡng chế việc chấp hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
-
Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
-
Cấm huy động vốn theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Như vậy, khi doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp đó có thể sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu.
2. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ con dấu của doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về thẩm quyền ra Quyết định và gửi quyết định tạm giữ tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại. Theo đó:
-
Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày lập biên bản căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự là chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định tạm giữ giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại;
-
Quyết định về việc tạm giữ tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại cần phải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: số quyết định; ngày tháng năm ban hành quyết định; căn cứ ra quyết định; họ và tên của người ra quyết định; chức vụ của người ra quyết định, đơn vị công tác và làm việc của người ra quyết định; tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp, mã số thuế của pháp nhân thương mại, các loại giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử bị tạm giữ, con dấu của pháp nhân thương mại trong trường hợp bị thu hồi; địa điểm tạm giữ hoặc thu hồi đối với các loại giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại; chữ ký của người ra quyết định, đóng dấu của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền;
-
Quá trình gửi quyết định, thông báo về việc ban hành quyết định tạm giữ tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị dữ liệu điện tử, tạm giữ con dấu hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Như vậy có thể thấy, trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày lập biên bản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự là chủ thể có thẩm quyền ra Quyết định tạm giữ con dấu của doanh nghiệp.
3. Khi nào chấm dứt việc tạm giữ con dấu của doanh nghiệp?
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về chấm dứt việc tạm giữ tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại. Theo đó:
-
Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày pháp nhân thương mại đã chấp hành xong bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án, thì Cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền đã ban hành Quyết định tạm giữ tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại cần phải ra quyết định về việc chấm dứt quá trình tạm giữ tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của doanh nghiệp đó. Việc chấm dứt tạm giữ giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của doanh nghiệp cần phải được thực hiện bằng Quyết định của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền;
-
Quyết định chấm dứt việc tạm giữ giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu doanh nghiệp cần phải được gửi cho những người có liên quan, gửi cho người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại, pháp nhân thương mại có tài liệu, giấy tờ, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu đang bị tạm giữ. Quá trình mở niêm phong cần phải được thực hiện theo quy định tại Điều 40 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP;
-
Sau khi đã ban hành quyết định chấm dứt việc tạm giữ giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của doanh nghiệp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền là cơ quan có trách nhiệm, nghĩa vụ bàn giao giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu của pháp nhân thương mại đã bị tạm giữ cho pháp nhân thương mại đó;
-
Quyết định về việc chấm dứt tạm giữ giấy tờ, tài liệu, chứng từ, trang thiết bị lưu chứa dữ liệu điện tử, con dấu pháp nhân thương mại còn phải được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày pháp nhân thương mại chấp hành xong bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án, thì Cơ quan thi hành án hình sự đã ra quyết định tạm giữ con dấu của doanh nghiệp là cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định về việc chấm dứt quá trình tạm giữ con dấu doanh nghiệp, bàn giao con dấu đã bị tạm giữ cho doanh nghiệp đó.
THAM KHẢO THÊM: