Liên quan đến vấn đề tôn giáo, nhiều người thắc mắc: “Khi kết hôn, người vợ có bắt buộc theo tôn giáo của chồng không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc giải đáp cho câu hỏi này.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về tôn giáo:
– Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa văn hóa với 54 dân tộc anh em. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ, đều có quyền tự do tôn giáo.
95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53.000 chức sắc, 134.000 chức việc, 28.000 cơ sở thờ tự. Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.
– Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
– Vai trò của tôn giáo:
+ Đáp ứng nhu cầu của con người về nhận thức thế giới (tự nhiên, xã hội và chính con người).
+ Góp phần tạo nên hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức. Thông qua những điều cấm kỵ, răn dạy đã điều chỉnh hành vi của mỗi tín đồ trong đời sống cộng đồng.
+ Khả năng liên kết những con người cùng tín ngưỡng. Họ có chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc bởi giáo lý, giáo luật, cùng thực hiện một số nghi thức tôn giáo và những điểm tương đồng khác. Nhưng đồng thời, có thể tạo nên những phân biệt với tôn giáo khác.
+ Sự đền bù hư ảo của tôn giáo, nhưng lại có tác dụng hiện thực, bởi nhờ có nó mà con người trong những lúc khổ đau tuyệt vọng nhất vẫn được an ủi và vẫn có niềm hy vọng vượt qua, hạn chế được những hành vi trái với đạo đức xã hội, trái với pháp luật.
2. Quyền tự do tôn giáo theo quy định pháp luật:
– Đối với công dân Việt Nam:
+ Tất cả người có quyền tự do tôn giáo (ngay cả những người đang bị hạn chế một số quyền như người bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành phạt tù), theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
+ Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tôn giáo; thực hành lễ nghi của tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
+ Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo (trừ trường hợp người chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ).
+ Nhà tu hành, chức sắc, chức việc có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác (Đảm bảo nội dung, hình thức không trái với thuần phong mỹ tục, không trái với chuẩn mực đạo đức, không vi phạm các điều pháp luật cấm).
+ Được Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam
+ Được tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo (Nếu được đồng ý).
+ Theo học tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Nhà tu hàn, chức sắc là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tôn giáo:
+ Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
+ Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Hoạt động tôn giáo làm xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường.
+ Hoạt động tôn giáo xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
+ Hoạt động tôn giáo gây cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
+ Hoạt động tôn giáo gây chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
3. Khái quát chung về vấn đề kết hôn:
– Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
– Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật:
+ Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Về năng lực hành vi dân sự: Có đầy đủ hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự (Trừ trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự).
+ Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; kết hôn với người đang có vợ, có chồng hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn, chung sống, người đang có vợ hoặc có kết hôn với người khác; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với vấn đề tôn giáo:
– Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tôn giáo của nhau. Xuất phát từ việc pháp luật công nhận vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân. Theo đó, việc vợ, chồng có thể theo khác tôn giáo với nhau tùy vào quyền tự do lựa chọn tôn giáo mà vợ, hoặc chồng tin vào.
– Ngoài ra, như đã phân tích ở trên trong Hiến pháp 2013, Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016,
5. Xử phạt vi phạm pháp luật đối với hành vi xâm phạm quyền tôn giáo của người vợ:
5.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
– Về hành vi: Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
– Mức xử phạt chính: mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là 30 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm phải bồi thường nếu gây thiệt hại, thực hiện các biện pháp khắc phục.
5.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác:
– Cấu thành tội phạm:
+ Về chủ thể của tội phạm: Bất kỳ ai đủ 16 tuổi trở lên; có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Về mặt chủ quan của tội phạm: thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
+ Về khách quan của tội phạm: thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
+ Về khách thể của tội phạm: Xâm phạm quyền tự do con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
– Hình thức xử phạt chính:
+ Khung phạt thấp nhất: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
+ Khung phạt tù cao nhất: bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm (đối với các hành vi sau: Phạm tội 02 lần trở lên; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội).
– Hình phạt bổ sung: có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Các văn bản pháp lý được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013;
–
– Luật Tín ngưỡng tôn giáo số 02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2016;