Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Mình Thánh Chúa là gì? Giáo lý về Bí tích Mình Thánh Chúa?

  • 08/02/202308/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    08/02/2023
    Bạn cần biết
    0

    Chúng ta nghe nhiều đến cụm từ "Bí tích Mình Thánh Chúa" hay "Bí tích Thánh thể" đặc biệt được sử dụng nhiều đối với những người tin vào Đức Chúa Jêsus. Vậy Mình Thánh Chúa là gì? Giáo lý về Bí tích Mình Thánh Chúa? Hãy có thời gian tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bí tích Mình Thánh Chúa là gì? 
      • 2 2. Tên gọi khác của Bí tích Thánh thể:
      • 3 3. Đức Chúa Jêsus đã lập nên Bí Tích Thánh thể khi nào?
      • 4 4. Những phước lành được nhận khi chúng ta được dự phần vào Bí tích Thánh thể:
      • 5 5. Phải làm gì để nhận lãnh được Thánh thể của Đức Chúa Jêsus? 
      • 6 6. Khái quát chung về Lễ Vượt Qua:

      1. Bí tích Mình Thánh Chúa là gì? 

      Bí tích Thánh Thể, còn được gọi là Bí tích Cực Thánh hoặc Bí tích  Thánh Thể, là một trong bảy bí tích của Thiên Chúa giáo được cử hành trong phụng vụ Thánh Thể của Thánh lễ. Thiên Chúa giáo tin rằng, khi người tín đồ Thiên Chúa giáo lãnh nhận bí tích này, họ được dự phần vào Thân thể và Huyết của Đức Chúa Jêsus và được nhận lấy phước lành từ Ngài.

      Mình Thánh Chúa ở đây chỉ ra thân thể của Đức Chúa Jêsus.

      2. Tên gọi khác của Bí tích Thánh thể:

      Bí tích Thánh Thể được gọi là Bữa ăn tối cuối cùng, vì Đức Chúa Jesus đã tổ chức lễ tiệc thánh và cùng ăn với các sứ đồ vào buổi tối ngay trước khi Ngài bị bắt và bị đóng đinh trên thập tự giá vào hôm sau. Bởi tham dự vào lễ tiệc Thánh này mà các môn đồ được dự phần vào Bữa Tiệc Cưới Chiên Con (Chiên Con ở đây chỉ ra Đức Chúa Jesus) tại Giê-ru-sa-lem trên trời (Giê-ru-sa-lem là tên địa danh thủ đô của nước Do Thái).

      Bữa ăn tối cuối cùng hay Lễ tiệc Thánh này đã được thể hiện qua bàn tay của người nghệ sĩ tài hoa Leonardo da Vinci với tên gọi “Bữa ăn tối cuối cùng”. Bức tranh tái hiện cảnh Đức Chúa Jesus đang giữ Lễ tiệc Thánh cùng với 12 sứ đồ.

      3. Đức Chúa Jêsus đã lập nên Bí Tích Thánh thể khi nào?

      Đức Chúa Jesus đã chọn lễ Vượt Qua để thực hiện điều Ngài đã dự định là ban Thịt và Huyết của Ngài để các môn đồ được nhận lấy sống đời đời (có thể xem trong Kinh Thánh các chương sách sau:Luca 22:7-20; Mathiơ 26:17-29; Mác 14: 12-25: I Côrinhtô 11: 23-26). Vào cuối bữa tiệc, Đức Chúa Jêsus đã báo cho các sứ đồ biết trước rằng Ngài sẽ phải hy sinh trên thập tự giá. Ngài trở nên của lễ hy sinh trên thập tự giá bằng cách đổ huyết trên thập tự giá để chuộc lấy tội lỗi của nhân loại. Ngài gọi bánh của Lễ tiệc thánh là Thân thể Ngài và gọi rượu nho của Lễ tiệc thánh là huyết Ngài, rồi bẻ ra phân chia cho các sứ đồ và truyền cho các sứ đồ  phải kỷ niệm ngày này để tưởng nhớ sự hy sinh và khổ nạn của Ngài. Theo các nhà nghiên cứu Kinh Thánh chỉ ra rằng Lễ Tiệc Thánh Lễ Vượt Qua này được tổ chức vào chiều tối ngày 14 tháng 1 theo lịch của người Do Thái. Đến hiện tại bây giờ, người Do Thái vẫn đang tổ chức lễ này rất long trọng và tin kính.

      4. Những phước lành được nhận khi chúng ta được dự phần vào Bí tích Thánh thể:

      Đức Chúa Jêsus đã phán rằng bởi việc dự phần vào Bí tích Thánh thể của Ngài, tức Thịt và Huyết của Ngài mà mọi người được nhận lấy sự sống đời đời, không phải sự sống đời đời trên trái đất này, vì theo nguyên lý thì con người ai sinh ra cũng phải chết, mà sự sống đời đời Đức Chúa Jêsus muốn nói đến ở đây là được đi vào Nước Thiên Đàng trên trời sau khi chết. Và cũng bởi được dự phần vào Thịt và Huyết của Đức Chúa Jêsus mà tâm linh của con người trở nên vững mạnh, giúp vượt thắng và xa lánh tội lỗi.

      Bởi sự hiệp nhất với Đức Chúa Jesus trong Thánh Thể, tức Thịt và Huyết của Ngài mà các tín đồ được liên hiệp, hòa thuận, yêu thương nhau, xây dựng và phát triển Hội Thánh ngày càng vững mạnh ( Tham khảo Kinh Thánh bản 1925 I Côrinhtô 10: 16-17). Trong Thánh thể Thịt và Huyết của Đức Chúa Jêsus mà mọi người được trở nên đồng một thân thể với Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Jêsus vì bản thân Ngài là đầu của thân thể, còn các sứ đồ là chi thể của thân, vì cùng chia sẻ một tấm bánh mà bánh ở đây biểu tượng cho thân mình của Đức Chúa Jesus.

      Bí tích Thánh Thể tức Thịt và Huyết của Đức Chúa Jesus là một bảo chứng chắc chắn để được nhận lấy vinh quang Nước Thiên Đàng sau này. Kinh Thánh cho rằng cơ thể con người  được làm từ hai phần là xác thịt và linh hồn, bởi hai phần đấy mà tạo nên con người hoàn chỉnh. Khi chết đi thì xác thịt tan vào bụi đất, còn linh hồn trở về Nước Thiên Đàng, cũng có trường hợp có những linh hồn phải xuống địa ngục. Ai được nhận lấy Thánh thể tức Thịt và Huyết của Đức Chúa Jesus thì được nhận lấy sự sống đời đời và đảm bảo chắc chắn được đi vào Nước Thiên Đàng. Còn những ai không nhận được Thánh thể tức Thịt và Huyết của Đức Chúa Jesus thì sẽ xuống địa ngục. Bởi Đức Chúa Jesus bản thân là Đức Chúa Trời hay nói cách khác vì nhân loại mà Ngài đã mặc lấy hình dáng con người mà xuống trái đất này. Vì là Đức Chúa Trời nên Ngài không chết, có sự sống đời đời nên khi chúng ta dự phần vào Thánh thể tức Thịt và Huyết của Ngài thì chúng ta cũng có sự sống đời đời và được về Nước Thiên Đàng.

      5. Phải làm gì để nhận lãnh được Thánh thể của Đức Chúa Jêsus? 

      Theo ghi chép Kinh Thánh và nghiên cứu của các nhà Kinh Thánh học trên thế giới thì Thánh Thể của Đức Chúa Jêsus tức Thịt và Huyết của Đức Chúa Jêsus có trong Lễ Vượt Qua được tổ chức vào ngày 14 Tháng 1 theo lịch của người Do Thái.

      Trong Kinh Thánh có ghi chép về cảnh Đức Chúa Jesus khẩn thiết kêu gọi mọi người đến dự phần vào Thánh thể của Ngài trong Lễ Vượt Qua: “Đức Chúa Jesus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn Thịt của Con người, cùng không uống Huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết Ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại” (Giăng 6:53-54, Tham khảo Kinh Thánh bản dịch 1925).

      Xem thêm: Sự vận dụng nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay

      Mà Thịt và Huyết của Đức Chúa Jesus tức Thánh thể của Ngài là bánh và rượu nho trong Lễ Vượt Qua.

      “Trong ngày thứ nhất ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến, ta và môn đồ ta sẽ giữ Lễ Vượt Qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn Lễ Vượt Qua.” (Mathiơ 26:17-19).

      “Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà phán rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hay uống đi; vì nầy là Huyết ta, Huyết của sự giao ước đã đổ ra chợ nhiều người được tha tội”. (Mathiơ 26:26-28).

      Để chuẩn bị cho giây phút cực trọng này và được tham dự vào Thánh thể của Đức Chúa Jêsus, các tín đồ phải biết xét mình:

      “Bởi đó, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa cách không xứng đáng, thì sẽ mắc tội với thân và Huyết của Chúa. Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy; vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình.” (I Côrinhtô 11:27-29).

      Ai biết mình đang mắc tội trọng thì phải ăn năn trước khi giữ lễ và khiêm tốn cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi và biến đổi tâm hồn mình trở nên xứng đáng.

      Tiếng “Amen” khi thực hiện nghi lễ hay sử dụng trong nói chuyện, văn viết của các tín đồ có nghĩa là “Tôi đồng ý”.

      Về nơi tổ chức Lễ Vượt Qua, có nhiều người nghĩ rằng Thiên Chúa giáo có tổ chức Lễ Vượt Qua nhưng thực ra thì họ không tổ chức. Nhiều nơi khác tin vào Đức Chúa Jêsus, họ cũng tổ chức Lễ Vượt Qua nhưng lại không đúng vào ngày 14 tháng 1 theo lịch của người Do Thái.

      Xem thêm: Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử

      6. Khái quát chung về Lễ Vượt Qua:

      Lễ Vượt Qua (tên tiếng anh: Passover) được biết đến là lễ quan trọng nhất của người Do Thái, kéo dài một tuần. Vào buổi chiều tối ngày 14 tháng Ni-xan, tức ngày 14 tháng 1 Thánh lịch theo lịch của người Do Thái (khoảng tháng ba, tháng tư dương lịch), người ta sẽ giết chiên (cừu) tại đền thờ, rồi thầy tế lễ lấy máu chiên mà đổ dưới chân bàn thờ. Khi màn đêm buông xuống, bữa ăn Lễ Vượt Qua được ăn trong gia đình hoặc theo nhóm, không quên bôi huyết chiên con lên cửa nhà. Lễ Vượt Qua được tổ chức như một lễ tưởng niệm giúp mỗi người hồi tưởng lại quyền năng của Đức Chúa Trời đã cứu họ ra khỏi ách nô lệ ở Ai Cập cổ đại. Trong bữa tiệc, mọi người ăn thịt cừu với bánh không men và rau đắng, đồng thời uống bốn chén rượu mà người chủ tiệc chúc phúc để tưởng nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời dành cho dân Y-sơ-ra-ên (tức dân Do Thái).

      Lễ Vượt Qua của người Do Thái vào Thời Cựu Ước (trước năm 0) được giữ bằng giết chiên (cừu) rồi ăn Thịt chiên. Nhưng đến thời Tân Ước (sau năm 0), Đức Chúa Jêsus phán bảo rằng giờ hãy giữ Lễ Vượt Qua bằng cách ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua biểu tượng cho Thịt và Huyết Của Đức Chúa Jesus.

        Xem thêm: Cơ sở tôn giáo là gì? Điều kiện, thủ tục thành lập và công nhận cơ sở tôn giáo mới

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tôn giáo


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?

        Đối với những người theo đạo thiên chúa việc chết đi được nên thiên đang là một niềm vinh hành và khao khát khi được ở cùng với chúa ở thế giới bên kia và họ băn khoăn không biết những linh hồn nào sau khi chết thì sẽ ở với chúa thì sau đây bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu.

        Cầu nguyện là gì? Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới những không phải ai cũng hiểu những hoạt động của Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Cầu nguyện là gì Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam

        Công giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các tín đồ công giáo trên khắp nơi hoạt động thông qua giáo hội ở từng khu vực. Vậy cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam như thế nào?

        Giáo Hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh được công nhận?

        Giáo hội Công giáo, còn được gọi là Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô. Giáo hội Công giáo là hệ phái tôn giáo lớn nhất thế giới, với trên 2,5 tỉ thành viên, tính đến năm 2022. Vậy Giáo Hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh được công nhận? Hãy cùng tìm lời đáp thông qua bài viết sau.

        Bí tích Giải tội là gì? Điều kiện được lãnh nhận Bí tích Giải tội?

        Bí tích Giải tội là một nghi lễ được thực hiện trong các nhà thờ công giáo (Thiên Chúa giáo). Vậy Bí tích Giải tội là gì? Điều kiện được lãnh nhận Bí tích Giải tội? Hãy theo dõi bài viết sau.

        Chúa Cà Phê là ai? Đền thờ và sự tích Chúa Bói Thượng Ngàn?

        Ở vùng đất Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết huyền ảo, trong số đó nổi bật nhất phải kể đến truyền thuyết về bà Chúa Cà Phê. Bài viết dưới đây hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về truyền thuyết này từ đó cũng nhau trả lời những câu hỏi: Chúa Cà Phê là ai? Đền thờ và sự tích về Chúa Bói Thượng Ngàn?

        Người theo đạo Tin Lành có được phép ly hôn (ly dị) không?

        Pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân được bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ mà không bị phân biệt bởi dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính,.... Vậy người theo đạo Tin Lành có được phép ly hôn (ly dị) không?

        Khi kết hôn có buộc phải theo tôn giáo (đạo) của chồng?

        Liên quan đến vấn đề tôn giáo, nhiều người thắc mắc: “Khi kết hôn, người vợ có bắt buộc theo tôn giáo của chồng không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc giải đáp cho câu hỏi này.

        Các tôn giáo ở Ấn Độ? Ấn Độ theo tôn giáo nào nhiều nhất?

        Các tôn giáo ở Ấn Độ? Ấn Độ theo tôn giáo nào nhiều nhất? Tìm hiểu về các tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ