Khi cổ phần hóa làm thay đổi chủ thể ký hợp đồng xử lý thế nào? Thay đổi chủ thể ký hợp đồng trong hợp đồng xây dựng.
Khi cổ phần hóa làm thay đổi chủ thể ký hợp đồng xử lý thế nào? Thay đổi chủ thể ký hợp đồng trong hợp đồng xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp xây dựng (Thầu chính- bên A) có ký kết hợp đồng giao thầu phụ (bên B) là đơn vị trực thuộc thực hiện thi công xây dựng công trình mà đơn vị chúng tôi (bên A) đã trúng thầu; nay Bên B cổ phần hóa và chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Vậy xin hỏi việc thay đổi chủ thể các hợp đồng đã ký kết (do bên B chuyển đổi thành công ty cổ phần) thực hiện như thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Một số thuật ngữ theo Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được hiểu như sau:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ công ty cổ phần chuyển từ 100% vốn doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
3. Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần. Trường hợp sau khi bàn giao sang công ty cổ phần mới phát sinh khoản truy thu hoặc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể để thực hiện việc bồi hoàn, nộp phạt, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Như vậy, công ty cổ phần sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thì công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ đối với những quyền và nghĩa vụ mà doanh nghiệp nhà nước đã bàn giao và tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, đối với hợp đồng đấu thầu thì sau khi thay đổi chủ sở hữu của doanh nhà nước, công ty cổ phần có trách nhiệm ký kết lại hợp đồng đấu thầu để tiếp tục thực hiện hoạt động đấu thầu.