Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng là gì? Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh tiếng Anh là gì? Quy định về hoạt động khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trong trường giáo dưỡng?
Trong trường giáo dưỡng thì các học sinh sẽ thực hiện các hoạt động tham gia học tập, rèn luyện,… Hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trong trường giáo dưỡng sẽ được tổng kết lại, trên cơ sở đó mà ban giám hiệu trường giáo dưỡng thực hiện đánh giá, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các học sinh trường trường. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về hoạt động khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng.
Luật sư
1. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng là gì?
Giáo dục tại trường giáo dưỡng là một biện pháp tư pháp được áp dụng đối với người phạm tội là người từ đủ t4 tuổi đến dưới 18 tuổi. Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trường giáo dưỡng là hoạt động của nhà trường dựa trên kết quả học tập cũng như rèn luyện của các học sinh trong trường giáo dưỡng có những khen thưởng, tuyên dương đối với những cá nhân học sinh có kết quả rèn luyện, học tập tốt. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có những biện pháp nhằm xử lý những học sinh vi phạm.
2. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh tiếng Anh là gì?
Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh tiếng Anh là: “Commendation, reward, and handling of violations”
Article 155. Commendation, reward, and handling of violations
1. Reformatory inmates who have strictly observed the law and internal rules of reformatories, recorded good or better learning results or merits are entitled to the following forms of commendation or reward under decisions of reformatory principals:
a) Receiving commendation, certificates of merit or presents;
b) Going on sightseeing trips organized by the reformatory.
2. Reformatory inmates who have violated learning or labor discipline or committed other acts in violation of internal rules of reformatories shall, depending on the nature and severity of their violations, be subjected to the following measures under decisions of reformatory principals:
a) Reprimand;
b) Warning;
c) Special education in a separate room not exceeding 5 days;
Reformatory inmates subject to special education shall make written self-criticisms and criticize themselves before their group or class.
3. Decisions on commendation, reward or handling of violations shall be inserted in dossiers of reformatory inmates.”
3. Quy định về hoạt động khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trong trường giáo dưỡng
Tại Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định về hoạt động khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh trong trường giáo dưỡng đó là
“Điều 155. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với học sinh
1. Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng
a) Biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà;
b) Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.
2. Học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày;
Học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm
3. Quyết định khen thưởng hoặc xử lý vi phạm được lưu vào hồ sơ học sinh.”
Trong trường giáo dưỡng thì học sinh phải chịu sự giám sát, quản lý của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường. Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ học vấn, tính chất và mức độ vi phạm, trường giáo dưỡng bố trí học sinh thành các đội, lớp, tổ, nhóm và phân công giáo viên trực tiếp phụ trách.
Theo quy định thì học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học tập. Đối với học sinh trường giáo dưỡng, trước khi vào trường đã bỏ học, không có hồ sơ, học bạ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phối hợp với Phòng giáo vụ cấp huyện nơi trường giáo dưỡng đóng tổ chức kiểm tra kiến thức hai môn văn và toán bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra kiến thức, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để xét tốt nghiệp cho học sinh.
Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp, học nghề và các chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề trong các trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tùy khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.
Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường giáo dưỡng có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. Thời gian lao động của học sinh không được nhiều hơn thời gian học tập.
Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ sinh hoạt, học tập và bổ sung vào quỹ hòa nhập cộng đồng, quỹ khen thưởng của học sinh. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần. Học sinh được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp.
Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác. Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chứng chỉ học văn hóa, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.
Trên cơ sở tổng kết học kỳ, năm học của các học sinh, nếu học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy của trường giáo dưỡng, có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng quyết định khen thưởng học sinh. Các hình thức khen thưởng có thể là biểu dương, tặng giấy khen, tặng quà hoặc cho học sinh đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức.
Đối với trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật học tập, lao động hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy của trường giáo dưỡng, vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy trường giáo dưỡng, chây lười lao động, học tập, không tự giác rèn luyện nhân cách, chống lại người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc trốn khỏi trường giáo dưỡng hoặc có hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính, bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật,… và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng quyết định xử lý kỷ luật của học sinh. Các hình thức xử lý kỷ luật có thể là khiển trách, cảnh cáo hoặc giáo dục cá biệt tại phòng riêng nhưng thời gian giáo dục cá biệt tại phòng riêng không quá 05 ngày. Khi bị kỷ luật thì học sinh bị giáo dục cá biệt phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước tổ hoặc lớp.
Trong trường hợp học sinh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết định truy tìm, Cơ quan đã ra quyết định đưa học sinh vào trường giáo dưỡng và Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an các cấp truy tìm có trách nhiệm tổ chức truy tìm đối tượng bỏ trốn; nếu đối tượng có hành vi chống đối thì được áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết theo quy định của pháp luật để buộc người đó phải chấp hành. Khi học sinh đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bỏ trốn, nếu khi truy tìm được mà người đó đã đủ 18 tuổi trở lên thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng đóng trụ sở chính xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đây cũng được coi là một trong những phương pháp kỷ luật nặng hơn đối với học sinh đang theo học trường giáo dưỡng đó chính là có thể bị chuyển lên cơ sở giáo dục bắt buộc, tuy nhiên, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng không có thẩm quyền quyết định điều này, mà phải do Tòa án nhân dân quyết định. (Điều 7 Nghị định 02/2014/NĐ- CP)
Hiện nay, trong trường hợp học sinh đã chấp hành được một nửa thời hạn nêu trong quyết định, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm thời hạn chấp hành giáo dục tại trường giáo dưỡng. Thời hạn giảm có thể từ một tháng đến sáu tháng hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Tuỳ theo thời gian phải chấp hành quyết định và thành tích, mức độ tiến bộ và việc lập công của từng học sinh mà Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng sẽ đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, quyết định mức giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho phù hợp. Trong trường hợp học sinh đã được giảm thời hạn, nhưng sau đó lại lập công thì có thể được xét giảm lần thứ hai hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại của học sinh được đề nghị. Quyết định miễn hoặc giảm được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ và học sinh được xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.