Trong quá trình hoạt động của các tàu biển, trường hợp các tàu biển này xảy ra sự cố hoặc xảy ra các tổn thất liên quan trong quá trình hoạt động của tàu biển thì các chủ thể có thẩm quyền có trách nhiệm kháng nghị hàng hải theo quy định của pháp luật về hàng hải. Vậy kháng nghị hàng hải là gì?
Mục lục bài viết
1. Kháng nghị hàng hải là gì?
Trong quá trình hoạt động của các tàu biển trên các vùng biển trong nước cũng như quốc tế thì các tàu biển không tránh khỏi việc gặp phải các sự cố về tàu cũng như hàng hóa, vật chất trên tàu. Chủ thể có thẩm quyền đối với tàu biển tức thuyền trưởng lúc này sẽ là chủ thể đứng ra chịu các trách nhiệm về xử lý sự cố tàu biển. Tại Điều 118 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 đã quy định về khái niệm kháng nghị hàng hải để giải quyết các trường hợp này. Theo đó thì kháng nghị hàng hải theo quy định được hiểu là văn bản do thuyền trưởng lập với mục đích của kháng nghị là thực hiện công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và trình bày những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan khi sự cố xảy ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tiếp theo.
– Trường hợp kháng nghị hàng hải: Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố.
– Chủ thể tiến hành kháng nghị hàng hải: thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải.
– Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kháng nghị hàng hải:
+ Đối với kháng nghị hàng hải trong nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất.
+ Đối với kháng nghị hàng hải nước ngoài: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động.
2. Yêu cầu đối với kháng nghị hàng hải như sau:
Về ngôn ngữ kháng nghị: Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Lưu ý đối với những trường hợp kháng nghị hàng hải được chủ thể tiến hành kháng nghị lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt để các cơ quan có thẩm quyền được nắm bắt về hai bản kháng nghị này.
– Khi quy định về kháng nghị hàng hải thì pháp luật đã đặt ra các quy định về giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải để các kháng nghị hàng hải có giá trị pháp lý sau khi nó đã được xác nhận:
+ Kháng nghị hàng hải sau khi được trình cho cơ quan có thẩm quyền và đã được xác nhận theo quy định của
+ Kháng nghị hàng hải đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận chỉ có hiệu lực liên quan đến giải quyết các sự cố của tàu, kháng nghị hàng hải này không miễn trừ trách nhiệm của thuyền trưởng đối với sự kiện có liên quan.
– Để thống nhất được về thời thời hạn trình kháng nghị hàng hải thì Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 đã quy định rõ ràng tại Điều 120 về thời hạn trình kháng nghị, cụ thể như sau:
+ Đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển: thời hạn trình kháng nghị phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên.
+ Đối với các tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam: thời hạn trình kháng nghị phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận chậm nhất 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó.
+ Đối với các tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng: thời hạn trình kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi mở nắp hầm hàng.
Như vậy, kháng nghị hàng hải được hiểu là văn bản do thuyền trưởng thực hiện để trình bày về sự việc tàu gặp sự cố và các biện pháp đã thực hiện để khắc phục, kháng nghị hàng hải phải được trình lên trong đúng thời hạn quy định.
3. Nội dung của kháng nghị hàng hải:
Tại Điều 3 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định về thủ tục trình tự và xác nhận kháng nghị hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành đã quy định những nội dung chính của kháng nghị hàng hải bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Chủ thể kháng nghị hàng hải là thuyền trưởng, do đó trong kháng nghị hàng hải cần phải có các thông tin cơ bản của thuyền trưởng bao gồm: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, số, ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng.
+ Đối tượng kháng nghị hàng hải là tàu thuyền xảy ra sự cố, do đó kháng nghị hàng hải phải có đầy đủ các thông tin về tàu thuyền gồm: tên tàu thuyền, cảng (nơi) đăng ký, số đăng ký, cảng đến (cảng rời, cảng trung chuyển), tổng dung tích, quốc tịch, số IMO (nếu có) của tàu thuyền xảy ra sự cố để nhận diện được tàu đã xảy ra sự cố.
+ Số lượng, chủng loại, đặc điểm đóng gói (rời/đóng bao) của hàng hóa trên tàu thuyền (nếu có).
+ Kháng nghị hàng hải cần phải ghi nhận rõ ràng thời gian, vị trí xảy ra tai nạn, sự cố để xác định được thời gian kháng nghị và thẩm quyền kháng nghị hàng hải.
+ Về yếu tố khách quan khi xảy ra sự cố thì kháng nghị hàng hải cần phải ghi nhận các điều kiện thời tiết khi xảy ra tai nạn, sự cố đồng thời kháng nghị hàng hải phải mô tả diễn biến về tai nạn, sự cố đã xảy ra đối với tàu biển.
+ Kháng nghị hàng hải được lập ra nhằm mục đích để ghi nhận các sự cố và các tổn thất để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự cố do đó kháng nghị hàng hải cần ghi rõ ràng những tổn thất do tai nạn hoặc nghi ngờ có tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra để xác định được các vấn đề liên quan đến sự cố.
+ Theo nguyên tắc thì khi sự cố xảy ra, thuyền trưởng sẽ có quyền áp dụng những biện pháp để khắc phục hoàn cảnh tai nạn, sự cố và hạn chế tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra do đó mà trong kháng nghị hàng hải cần phải có ghi thông tin đầy đủ của các giải pháp liên quan đã áp dụng để giải quyết sự cố theo quy định.
+ Ngoài ra, nếu sự cố tàu biển có các thông tin khác có liên quan đến tai nạn, sự cố thì người lập kháng nghị có thể trình bày thêm chi tiết để cơ quan có thẩm quyền nắm rõ được các vấn đề xảy ra đối với tàu biển có sự cố.
+ Kèm theo kháng nghị hàng hải là danh sách liệt kê các tài liệu kèm của h ồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
heo đó thì các kháng nghị hàng hải phải được trình lên Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải. Cụ thể Bộ luật hàng hải quy định Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam là Cảng vụ hàng hải hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất sẽ tiến hành xác nhận việc trình kháng nghị.
Riêng đối với các kháng nghị hàng hải ở nước ngoài thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động. Việc xác định thẩm quyền xác nhận trình kháng nghị này nhằm đáp ứng được sự kịp thời đối với các kháng nghị khi thời gian kháng nghị chỉ trong vòng 24h tùy thời điểm của kháng nghị.
Như vậy, qua các phân tích ở trên có thể thấy, một kháng nghị hàng hải đúng quy định phải đáp ứng đầy đủ các nội dung quy định về các thông tin cơ bản về thuyền trưởng cũng như thông tin về sự cố và các giải pháp khắc phục đã được thực hiện khi có sự cố xảy ra. Kháng nghị hàng hải khi không đủ các thông tin theo yêu cầu này sẽ không được xem là kháng nghị hợp lệ và sẽ phải sửa lại kháng nghị theo đúng quy định, Kháng nghị hàng hải phải được trình đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để cơ quan này xác nhận kháng nghị hàng hải. Kháng nghị hàng hải khi được xác nhận mới được xem là có hiệu lực để giải quyết các quy định liên quan đến kháng nghị hàng hải.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
– Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định về thủ tục trình tự và xác nhận kháng nghị hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.