Thủ tục đăng ký khai sinh có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài.
Thủ tục đăng ký khai sinh có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài.
Mới đây, Bộ tư pháp và Bộ ngoại giao đã ban hành Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em được sinh ra ở nước ngoài có bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật này đảm bảo được nguyên tắc “ tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân” được ghi nhận trong Luật hộ tịch 2014.
Tại thông tư này, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cha hoặc mẹ của trẻ em cư trú hoặc nơi trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào được sinh ra ở nước ngoài cũng được đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện của Việt Nam. Mà để được đăng ký khai sinh mang quốc tịch Việt Nam thì trẻ em được sinh ra phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT- BNG-BTP ngày 30 tháng 6 năm 2016.
“1. Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cha hoặc mẹ của trẻ em cư trú hoặc nơi trẻ em sinh ra thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có mẹ là công dân Việt Nam, cha là người không quốc tịch hoặc chưa xác định được người cha;
c) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là người nước ngoài, cha và mẹ có
Theo quy định này thì điều kiện để được đăng ký khai sinh tại cơ quan đại diện của Việt Nam đó là: trẻ em được sinh ra có bố hoặc mẹ là công dân Việt Nam, trẻ được sinh ra ở nước ngoài và chưa được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, người đi đăng ký khai sinh phải đảm bảo hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra ở nước ngoài gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 2, Điều 6 của Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT- BNG-BTP ngày 30 tháng 6 năm 2016.
“2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ sau:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con.
c) Văn bản của cha mẹ thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài.
Trường hợp cha, mẹ không nộp hồ sơ trực tiếp thì chữ ký trên
d) Trường hợp cha, mẹ trẻ có đăng ký kết hôn thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.”
Khi kê khai các thông tin trong tờ khai đăng ký khai sinh thì người đi kê khai phải đảm bảo điền thông tin trong các mục được quy định tại khoản 1, Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
“1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.”
Trong trường hợp đặc biệt như chưa xác định được cha của trẻ, tên của cha hoặc mẹ là người nước ngoài không mà không được viết dưới dạng chữ La-tinh… thì việc điền thông tin sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 5, Điều 6 của Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP ngày 30 tháng 6 năm 2016.
“a) Trường hợp chưa xác định được cha của trẻ thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của người mẹ; phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống;
b) Trường hợp vào thời điểm đăng ký khai sinh, người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Cơ quan đại diện kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, con được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và Điều 9 của Thông tư này. Cơ quan đại diện cấp đồng thời Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con và Giấy khai sinh cho người yêu cầu;
c) Trường hợp họ, chữ đệm, tên của người cha hoặc người mẹ của trẻ là người nước ngoài mà không được viết dưới dạng chữ cái La-tinh thì ghi theo phiên âm La-tinh trong hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu của người đó;
Ví dụ: Chen Yung Yu; Han Ji Young;….
d) Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được Việt hóa (ví dụ: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Bắc Kinh, Thượng Hải,….) nếu có tên Việt hóa; trường hợp không có tên Việt hóa thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; Kyoto….);
đ) Trường hợp cha, mẹ chưa xác định được một số nội dung khai sinh (như dân tộc, quê quán) thì phần ghi tương ứng trong Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh để trống.”
Sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và các thông tin khai sinh đầy đủ và hợp lệ thì người được đăng ký khai sinh sẽ được cấp giấy khai sinh.