Khái quát chung vi phạm hành chính về thuế? Các trường hợp khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế? Xử phạt hành chính trong trường hợp khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế?
Khai sai dẫn đến nộp thiếu số tiền thuế là một trong những hành vi vi phạm hành chính về thuế. Vì vậy, nó đặt ra trách nhiệm cho cá nhân, pháp nhân phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình cho nhà nước. Vậy những trường hợp khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế phải nộp bị xử phạt như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật quản lý thuế 2019.
– Nghị định số 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
– Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012.
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung vi phạm hành chính về thuế:
Các nhà kinh tế học đã có quá trình nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh khác nhau nhằm tìm khái niệm thuế theo cách đánh giá của mình. Các Mác nhận định thuế được xem là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước và thuế là một phương pháp để thu được tiền hay tài sản của người dân vào kho bạc nhằm dùng vào việc chi tiêu của nhà nước. Vậy nên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các cá nhân hoặc tổ chức phải nộp cho nhà nước khi có đầy đủ các điều kiện nhất định.
Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi của tổ chức, cá nhân thực hiện đã vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thuế mà không phải tội phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo quy định của pháp luật.
Một là, vi phạm hành chính về thuế là hành vi vi phạm các quy định pháp luật về thuế do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách có lỗi. Có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trong thực hiện hàn vi.
Hai là, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế thường là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế theo quy định trong các luật thuế.
2. Các trường hợp khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế:
Các hành vi khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được giảm, miễn hoặc hoàn theo quy định tại khoản 1 điều 142 luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau:
– Hành vi khai sai số tiền thuế hoặc căn cứ tính thuế được khấu trừ hoặc xác định sai các trường hợp được giảm, miễn, hoàn thuế dẫn đến tăng số tiền thuế hoặc thiếu số tiền thuế phải nộp đã được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên các hệ thống sổ kế toán, trên các chứng từ hợp pháp, hoá đơn;
– Người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết tuy nhiên cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền khi kiểm tra, thanh tra kết luận số liệu kiểm tra, thanh tra khác với số liệu đã khai của người nộp thuế dẫn đến làm thiếu số tiền thuế có nghĩa vụ phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được giảm,miễn, hoàn;
– Sử dụng chứng từ, hóa đơn không hợp pháp, sử dụng trái pháp luật hóa đơn nhằm hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được giảm, miễn, hoàn nhưng người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp là lỗi của bên bán hàng.
Như vậy, khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế thuộc các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
3. Xử phạt hành chính trong trường hợp khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế:
Xử phạt hành vi khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được hướng dẫn bởi điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Thứ nhất, Người có hành vi vi phạm bị nộp phạt 20% tiền thuế khai thiếu so với quy định pháp luật đối với một trong các hành vi cụ thể được nêu sau:
– Người vi phạm khai sai căn cứ tính thuế hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu hoặc tăng số tiền thuế phải nộp theo quy định pháp luật tuy nhiên các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
– Người vi phạm khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp không thuộc trường hợp quy định tại nêu trên của khoản này tuy nhiên người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đầy đủ số tiền thuế bị thiếu vào ngân sách nhà nước trước lúc cơ quan thuế kết thúc thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
– Người vi phạm khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế theo nghĩa vụ phải đóng đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế và
– Người vi phạm khai sai làm thiếu hoặc tăng số tiền thuế phải nộp theo quy định đối với giao dịch liên kết tuy nhiên người nộp thuế đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế hoặc đã lập hồ sơ xác định giá thị trường đối với chủ thể là doanh nghiệp có các giao dịch liên kết;
– Người vi phạm sử dụng chứng từ, hóa đơn không hợp pháp mục đích là hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm hoặc làm tăng số tiền thuế phải nộp theo quy định pháp luật nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra đã phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm pháp thuộc về bên bán hàng vì đã sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
Thứ hai, người có hành vi vi phạm bị nộp phạt 20% số tiền thuế khai thiếu so với quy định pháp luật đối với một trong các hành vi cụ thể được nêu sau:
– Người vi phạm khai sai căn cứ tính thuế hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu hoặc tăng số tiền thuế phải nộp theo quy định pháp luật tuy nhiên các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
– Người vi phạm khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp không thuộc trường hợp quy định tại nêu trên của khoản này tuy nhiên người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đầy đủ số tiền thuế bị thiếu vào ngân sách nhà nước trước lúc cơ quan thuế kết thúc thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
– Người vi phạm khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế theo nghĩa vụ phải đóng đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản thanh tra, kiểm tra thuế và
– Người vi phạm khai sai làm thiếu hoặc tăng số tiền thuế phải nộp theo quy định đối với giao dịch liên kết tuy nhiên người nộp thuế đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế hoặc đã lập hồ sơ xác định giá thị trường đối với chủ thể là doanh nghiệp có các giao dịch liên kết;
– Người vi phạm sử dụng chứng từ, hóa đơn không hợp pháp mục đích là hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm hoặc làm tăng số tiền thuế phải nộp theo quy định pháp luật nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra đã phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm pháp thuộc về bên bán hàng vì đã sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
Thứ ba, các biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc người vi phạm phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm
– Buộc điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có), số lỗ đối với hành vi nêu ý trên.
Một số hành vi khai sai nhưng không bị xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này. Trường hợp người nộp thuế có hành vi khai sai theo quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này 16 Nghị định 125/2020 nhưng không dẫn đến tăng số thuế được giảm, miễn hoặc chưa được hoàn thuế, thiếu số thuế phải nộp.
Các tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế trong đó có khai sai dẫn đến nộp thiếu tiền thuế:
Nghị định 125/2020/NĐ-CP không chỉ chỉ quy định các mức của xử phạt hành chính mà còn quy định các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Căn cứ điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế:
– Áp dụng với các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Điều này được quy định rõ tại Điều 9
– Vi phạm hành chính về thuế có quy mô lớn căn cứ theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 10
Để thể hiện rõ hơn tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào đều 9
– Người vi phạm hành chính đã có các biện pháp khắc phục như hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả xảy ra của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả xảy ra và có hành vi bồi thường thiệt hại bằng hiện vật, tiền,….
– Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
– Người vi phạm đã thực hiện hành vi trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
– Người vi phạm đã thực hiện hành vi do bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần hoặc bị ép buộc;
– Người vi phạm hành chính là người già yếu, phụ nữ mang thai,khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hoặc người có bệnh ;
– Người vi phạm đã thực hiện hành vi do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; hoặc do trình độ lạc hậu;