Kỷ luật lao động là cơ sở để xác định tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình làm việc. Vậy kỷ luật lao động là gì? Quy định về căn cứ và hồ sơ xử lý kỷ luật lao động như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kỷ luật lao động là gì?
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật lao động quy định: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”
– Nội dung của kỷ luật lao động:
Kỷ luật lao động bao gồm các điều khoản quy định về hành vi của NLĐ trong các lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ lao động của họ như: số lượng, chất lượng công việc cần đạt được, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, giữ gìn trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động và vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của tổ chức, các hành vi vi phạm pháp luật lao động và trách nhiệm vật chất.
– Mục đích kỷ luật lao động:
Nhằm làm cho NLĐ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác theo cách thức thông thường và có quy củ, do đó kỷ luật tốt nhất chính là sự tự kỉ luật. Bởi vậy, người làm công tác quản lý nguồn nhân lực cần làm cho mọi NLĐ hiểu được những mong đợi, yêu cầu của tổ chức đối với bản thân họ. Từ đó, họ có thể định hướng cách thức làm việc có hiệu quả ngay từ khi bắt đầu thực hiện công việc với một tinh thần làm việc hợp tác và phấn khởi.
Điều 122
“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”
2. Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động gồm những gì?
Hồ sơ xử lý kỷ luật:
– Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao động tối đa 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày người sử dụng lao động yêu cầu.
– Các tài liệu có liên quan như:
+ Hợp đồng lao động, Biên bản sự việc xảy ra.
+ Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).
– Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.
+ Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần (Mẫu số 7 kèm theo Thông tư này).
+ Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có lý do chính đáng;
– Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản
– Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động:
– Nhân sự gồm có:
+ Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền là người chủ trì.
+ Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị.
+ Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam).
+ Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là người dưới 15 tuổi.
+ Người làm chứng (nếu có).
+ Người bào chữa cho đương sự (nếu có).
+ Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).
– Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.
– Nội dung phiên họp gồm có:
+ Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do không có bản tường trình).
+ Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật.
+ Người làm chứng trình bày (nếu có).
+ Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động.
+ Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.
+ Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động.
+ Thông qua và ký biên bản.
+ Người sử dụng lao động ký quyết định kỷ luật lao động (Mẫu số 9 kèm theo Thông tư này), nếu tạm đình chỉ công việc (Mẫu số 10 kèm theo Thông tư này);
– Hồ sơ được lưu tại đơn vị.
Trong trường hợp Tòa án xác định người sử dụng lao động đã sa thải trái pháp luật đối với người lao động thì áp dụng Điều 42 như trên để giải quyết việc bồi thường.
Lưu ý trong quá trình thu thập chứng cứ: Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải chứng minh là người lao động đã thực hiện hành vi vi phạm, có lỗi và hành vi vi phạm đó tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật đã được quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động.
Riêng đối với trường hợp người lao động bị sa thải vì lý do tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng, hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động 1994 hoặc Khoản 3 Điều 126 của
3. Căn cứ xử lý kỷ luật lao động:
Những căn cứ cần có đó là:
– Hành vi vi phạm kỷ luật lao động:
Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi của người lao động vi phạm các nghĩa vụ lao động đã được quy định chủ yếu trong nội quy lao động của đơn vị, trong pháp lệnh lao động hoặc vi phạm những mệnh lệnh điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động.
Các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm kỷ luật là người lao động không thực hiện nghĩa vụ được giao mà đáng ra họ phải thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng không đầy đủ.
Khi xác định hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động, người sử dụng lao động phải chỉ rõ nghĩa vụ vi phạm : thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm… làm căn cứ để xử lý kỷ luật lao động một cách chính xác, khách quan.
– Lỗi của người vi phạm:
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi vi phạm và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi là yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm kỷ luật lao động nói riêng, do vậy thiếu yếu tố lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động không thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với họ.
Người lao động bị coi là có lỗi khi họ có đầy đủ các điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ được giao nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được giao.
Việc xác định rõ lỗi, loại lỗi, mức độ phạm lỗi của người lao động vi phạm kỷ luật lao động rất quan trọng, giúp người sử dụng lao động lựa chọn hình thức kỷ luật lao động phù hợp.
Ngoài các căn cứ đã nêu trên thì còn căn cứ vào ý chí chủ quan của người sử dụng lao động và căn cứ vào quá trình cống hiến, công tác, hoàn cảnh gia đình, nhân thân của người lao động nữa.
4. Vi phạm pháp luật về xử lý kỷ luật lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, em năm nay lớp 11 em đang xem bộ phim 5s online trên VTV6. Em thấy trên phim sếp thường phạt nhân viên của mình một tháng lương hoặc cắt lương thay xử lý kỷ luật vì vi phạm nội quy của công ty. Như vậy xin hỏi Luật sư nếu trường hợp này diễn ra ngoài đời thật thì hành vi trên có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Người sếp đó có bị xử phạt hay không?
Luật sư tư vấn:
Tại điều 128 của “Bộ luật lao động 2019” có quy định về những hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:
1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
Tại điều 18 của
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Sử dụng nội quy lao động chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật;
đ) Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
c) Buộc trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều này;
d) Buộc xin lỗi công khai đối với người lao động và trả toàn bộ chi phí điều trị, tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị nếu việc xâm phạm gây tổn thương về thân thể người lao động đến mức phải điều trị tại các cơ sở y tế khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
5. Quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm công tác tuyển sinh tại Trường PT iSchool Ninh Thuận (tư nhân), hợp đồng lao động 1 năm. Nhưng ngày 20/9/2020 Công ty iSchool đăng tin tuyển người thay vị trí của tôi mà chưa có bất kỳ thông báo nào với tôi. Trong khi đó, tính đến hết ngày 26/9 chưa có vi phạm hay bị kỷ luật điều gì. Ngày 26/9 tôi hỏi trực tiếp công ty, nhưng đến ngày 27/8 đại diện công ty là Trưởng phòng Tuyển sinh mới gọi điện thoại thông báo quyết định cho tôi nghỉ việc của công ty vì lý do KHÔNG ĐẠT CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, trong khi điều khoản hợp đồng không nhắc đến việc này làm ràng buộc. S
au đó, Chiều ngày 27/8, Ban Giám Hiệu nhà trường mời tôi vào phòng làm việc để làm biên bản cuộc họp Nêu 14 cái lỗi vi phạm từ cái tháng đầu tiên tôi vào thử việc cho đến ngày 14/8/2020. Họ yêu cầu tôi tự viết đơn xin nghỉ ngay trong 10 tới hoặc họ làm quyết định kỷ luật tôi để tôi không còn đường tiến thân. Tôi cảm thấy bản thân mình bị sỉ nhục đến vô cùng. 31 tuổi với 6 năm làm quản lý, tôi chưa vi phạm điều gì để bất kỳ doanh nghiệp nào chịu tổn thất và “thiếu tôn trọng” mình thế này.
Trong cuộc họp ngày 27/9 vừa qua, tôi đã hỏi Ban Giám Hiệu về việc công việc hiện tại của tôi ” Nên ngưng lại hay tiếp tục làm việc bình thường”., Hiệu trưởng đã trả lời “cứ làm việc bình thường”. Tuy nhiên, cả ngày hôm nay, mọi mail và công việc của tôi lại không nhận được sự phản hồi từ tất cả nhân viên của trường, và ngược lại mọi công việc của công ty và trường đều không thông tin đến tôi.
Tôi làm việc một mình như thể chốn không người. Thời gian còn lại của hợp đồng là 6 tháng nữa, tôi không cần việc làm nhưng tôi cần sự tôn trọng và uy tín. Rất mong Luật sư hãy tư vấn cho tôi cách gì để tôi lấy lại sự tôn trọng của một người lao động, một người phụ nữ, một người mẹ, một nhà giáo. Chân thành cảm Luật vì đã cho tôi cơ hội gửi bức thư này, mặc dù không biết trường hợp của tôi có đến được luật sư để được trợ giúp hay không. Chúc quý công ty sức khỏe và thành công?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
……
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Căn cứ theo thông tin bạn trình bày bạn có ký hợp đồng lao động một năm với Trường Phổ thông iSchool Ninh Thuận, đến nay mới thực hiện hợp đồng được sau tháng thì bên phía nhà trường có thông báo 14 lỗi từ thời điểm bạn thử việc. Ban giám hiệu nhà trường có tổ chức cuộc họp và có yêu cầu bạn tự làm đơn xin thôi việc hoặc Nhà trường sẽ ra quyết định kỷ luật.
Tại Điều 118 và Điều 122 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về kỷ luật lao động và nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:
Điều 118. Kỷ luật lao động
“Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”
Theo thông tin bạn trình bày, Ban Giám Hiệu Trường Phổ thông iSchool mời bạn vào phòng làm việc để làm biên bản cuộc họp và nêu 14 lỗi vi phạm từ tháng đầu tiên bạn vào thử việc cho đến ngày 14/8/2016. Trước đó phía nhà trường có thông báo sẽ cho bạn nghỉ việc vì không đạt chỉ tiêu tuyển sinh, trong hợp đồng lao động không có yêu cầu về chỉ tiêu tuyển sinh. Do bạn trình bày không rõ những lỗi mà bạn mắc phải có được quy định cụ thể trong nội quy lao động hay không? Hình thức xử lý kỷ luật của những lỗi đó là gì?
Do vậy, bạn cần dựa vào nội quy lao động để xem xét việc Nhà trường dựa vào những lỗi đó để ra quyết định xử lý kỷ luật bạn có đúng hay không? Nếu có căn cứ cho rằng việc xử lý kỷ luật bạn với những lỗi đó là không có căn cứ thì bạn có thể làm đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật gửi trực tiếp cho Ban giám hiệu nhà trường.
Ngoài ra, tại Điều 200 “Bộ luật lao động 2019” có quy định Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.”
Ngoài việc bạn làm đơn khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của nhà trường, bạn có thể làm đơn tố cáo và gửi trực tiếp đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty đóng trụ sở để được giải quyết. Nếu sau khi Phòng lao động thương binh xã hội đã giải quyết mà hai bên vẫn không thỏa thuận giải quyết được thì bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi trực tiếp Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi công ty có trụ sở.