Khái niệm, quá trình định và ý nghĩa của việc tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm tội phạm đã trải qua nhiều lần lập pháp nhưng nội hàm của khái niệm này vẫn không có những thay đổi về bản chất nó vẫn được coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và chỉ bị xử lý hình sự khi hành vi đó được quy định cụ thể trong luật hình sự.
Trong khoa học hình sự, một hành vi bị coi là tội phạm khi có đủ bốn dấu hiệu, bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính phải bị xử lý hình sự. Tính phải bị xử lý hình sự đối với một hành vi được hiểu là hành vi đó phải được quy định trong BLHS bằng một tội phạm cụ thể và kèm theo đó một hình phạt cũng như các biện pháp xử lý hình sự khác tương ứng. Hay nói khác hơn, dấu hiệu phải bị xử lý hình sự là dấu hiệu luôn gắn với mọi tội phạm trong BLHS.
Theo GS.TSKH Lê Văn Cảm, khái niệm này còn thiếu một dấu hiệu cơ bản là tội phạm do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện [9, tr. 306], cũng theo GS.TSKH Lê Văn Cảm thì bất kỳ một khái niệm, phạm trù hoặc hiện tượng pháp luật nào nói chung (và pháp luật hình sự nói riêng) cần phải đáp ứng được 04 tiêu chí chủ yếu là: Chặt chẽ về mặt logic; Chính xác về mặt ngôn ngữ; Ngắn gọn về hình thức (cấu trúc) và phải đầy đủ về mặt nội dung, đồng thời đưa ra khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong pháp luật hình sự (hay còn gọi là “trái pháp luật hình sự” hoặc “bị pháp luật hình sự cấm”, do cá nhân (người) có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý).
Hiện nay, khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Hồng Phong:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tức là hành vi của người tham gia giao thông đường bộ có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác.
Còn theo tác giả Trần Hải Đăng:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được hiểu là hành vi chủ thể tham gia giao đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo quy định của BLHS hiện hành, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
Để đưa ra được khái niệm đầy đủ về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì cần làm rõ nội hàm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và phải thể hiện được đầy đủ các đặc điểm, nội dung của khái niệm tội phạm nói chung và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng được quy định tại Điều 260 của BLHS.
Có thể thấy rằng việc xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia GTĐB không chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành mà phải căn cứ vào các quy định tại Luật giao thông đường bộ hiện hành và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ (luật chuyên ngành). Bên cạnh hậu quả gây thiệt hại là yếu tố bắt buộc. thì tại khoản 4 Điều 260 của BLHS cũng có quy định về trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cũng được coi là tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Dựa trên những lý luận chung về khái niệm tội phạm và những đặc điểm riêng của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tác giả luận văn đưa ra khái niệm về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm về những quy tắc an toàn giao thông đường bộ được quy định trong luật chuyên ngành và Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý gây thiệt hại tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.
2. Khái niệm định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Để thực hiện được việc định tội danh đúng, chính xác và đầy đủ, chúng ta cần làm rõ khái niệm định tội danh và hiện nay có các quan điểm khác nhau về khái niệm định tội danh, có thể nêu một số quan điểm như sau:
Theo tác giả Trần Hải Đăng: Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đã được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự.
Theo PGS.TS Trịnh Quốc Toản thì:
Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cũng như pháp luật tố tụng hình sự, và được tiến hành bằng cách: trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định, nhằm xác định được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hoá và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật.
Tác giả luận văn đồng tình với khái niệm định tội danh của PGS.TS Trịnh Quốc Toản, vì khái niệm đã nêu rõ và đầy đủ được nội hàm của việc định tội danh
Dựa trên cơ sở các quan điểm về định tội danh tác giả luận văn có thể đưa ra khái niệm định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
Định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic, trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi chủ thể vi phạm khi tham gia giao thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, nhằm xác định được sự thật khách quan, đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cụ thể hóa trách nhiệm hình sự một cách công bằng, có căn cứ và đúng pháp luật.
3. Quá trình thực hiện định tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
Định tội danh nói chung và tội danh tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nói riêng là một quá trình nhận thức lý luận có tính logic và được tiến hành đồng thời ba quá trình:
Quá trình thử nhất, xác định chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ các tình tiết thực tế của vụ án.
Đánh giá chứng cứ về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260
Quá trình thứ hai: nhận thức đúng nội dung các quy định trong Bộ luật hình sự
Nhận thức đúng các quy định của Bộ luật hình sự trong Phần chung cũng như quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là điều bắt buộc nhằm vận dụng đúng và phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Quá trình thứ ba, xác định mối quan hệ giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội thực tế với các dấu hiệu được quy định trong các yếu tố cấu thành tội phạm của luật hình sự
Xác định đầy đủ các dấu hiệu CTTP được quy định trong quy phạm của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ của BLHS năm 2015 với các tình tiết của hành vi được thực hiện trong thực tế diễn ra, trên cơ sở đó đưa ra kết luận có cơ sở, có căn cứ về sự đồng nhất giữa hành vi thực tế đã được thực hiện với CTTP của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định trong điều hoặc khoản của điều luật tương ứng (BLHS năm 2015 và
4. Ý nghĩa của việc định tội danh đúng:
Định tội danh là một trong những giai đoạn cơ bản, một nội dung quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự và là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống. Định tội danh còn là tiền đề, là cơ sở cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật khác của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử. Chẳng hạn, trong quá trình xét xử, thì chỉ sau khi thực hiện xong việc định tội danh, Toà án mới có cơ sở để giải quyết vấn đề áp dụng hình phạt này hay hình phạt khác đối với người phạm tội …
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, việc định tội danh đúng có ý nghĩa không chỉ về pháp luật mà cả về mặt chính trị – xã hội. Bởi lẽ, định tội danh đúng sẽ là cơ sở cho việc định khung hình phạt đúng và là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời để áp dụng chính xác các quy định của Bộ luật hình sự về các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vị, hình phạt, tái phạm, quyết định hình phạt trong trường hợp nhiều tội phạm Định tội danh đúng còn là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, thời hạn tạm giam, thẩm quyền điều tra, thẩm quyền xét xử… góp phần có hiệu quả vào việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Ngược lại, nếu định tội danh sai sẽ dẫn đến các hiệu quả tiêu cực như không bảo đảm được tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt được quyết định, làm oan người vô tội, bỏ lọt người phạm tội, thậm chí xâm phạm nghiêm trọng danh dự và nhân phẩm, các quyền tự do của công dân cũng như xâm phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồng thời còn làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm…