Khái niệm nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau:
Khái niệm
Thuật ngữ “nguyên tắc” được hiểu theo nghĩa chung nhất là “điều cơ bản đã định ra, nhất thiết phải tuân theo trong 1 loạt việc làm”. “Nguyên tắc của luật TTDS VN là những tư tưởng pháp lí chủ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS và được ghi nhận trong các văn bản TTDS”
Theo từ điển Tiếng việt định nghĩa “độc lập” là tự mình tồn tại hoạt động, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác”. Hiện nay, khoa học pháp lí bàn nhiều về khái niệm độc lập của
“Chỉ tuân theo pháp luật” là cụm từ chỉ định hướng hoạt động của Hội đồng xét xử, nghĩa là ngoài việc tuân theo các quy định của pháp luật Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không phải, không được tuân theo một ai khác, một cái gì khác. Thẩm phán phải được độc lập không chỉ về mặt tư pháp mà còn cả về nhân cách, không thể có sự can thiệp từ phái lập pháp, quyền hành pháp và cả từ hệ thống tòa án, từ phía xã hội vào việc xét xử của các thẩm phán và Hội thẩm nhân dân
>>> Luật sư
Nguyên tắc Thẩm phán và Hội đồng nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta mà còn được ghi nhận tại Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới. Tuy việc quy định có khác nhau nhưng nội dung cơ bản là giống nhau
– Điều 126, Hiến pháp nước CHND Trung Hoa quy định :
– Điều 197, Hiến pháp Thái Lan quy định: Các Thẩm phán phải độc lập trong quá trình xét xử các vụ việc theo một cách thức công bằng, nhanh chóng và đúng pháp luật
– Điều 88, Hiến pháp CH DCND Triều Tiên quy định: Trong khi thi hành chức quyền của mình, các thẩm phán đều độc lập và chỉ phục tùng pháp luật
– Điều 97, Hiến pháp nước CHLB Đức năn 1959 quy định: thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Từ sự phân tích trên có thể khẳng định:
“Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản của luật Tố tụng dân sự Việt Nam, thể hiện tư tưởng pháp lí khi xét xử các vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tự mình quyết định và tự chịu trách nhiệm về bản án và quyết định của mình mà không bị phụ thuộc vào quan điểm ý kiến của bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau và chỉ căn cứ vào quy định của pháp luật để xem xét và quyết định về từng vấn đề của vụ án”.