Khái niệm hàng cấm và Tội buôn bán hàng cấm. Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hàng cấm:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán.
Theo Luật giá năm 2013, hàng hoá là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
– Theo Từ điển Việt Nam: Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được.
– Theo
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
+ Những vật gắn liền với đất đai.
– Theo kinh tế chính trị Marx-Lenin:
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: Tính ích dụng đối với người dùng; Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động; Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm
Hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, Nhà nước luôn tạo điều kiện để hoạt động sản xuất, trao đổi, kinh doanh hàng hóa phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có những loại hàng hóa được Nhà nước liệt kê vào danh mục hàng cấm.
Hàng cấm được hiểu là những mặt hàng bị nhà nước cấm bị cấm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và buôn bán bằng bất cứ hình thức nào. Điều này cũng được quy định rõ ràng bởi pháp luật quốc tế cũng như của mỗi quốc gia kèm các khung hình phạt cho người vi phạm. Hàng cấm được pháp luật quy định rõ và được liệt kê vào danh mục để theo dõi dễ dàng. Sở dĩ những mặt hàng đó được liệt vào danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường. Cơ sở xác định những mặt hàng này là dựa trên mức độ nguy hại cho con người, làm mất an ninh trật tự, mất an toàn xã hội và nguy hại cho nền kinh tế. Từ các chất kích thích độc hại, vũ khí, chất độc tới những sản phẩm từ động vật quý hiếm đều là những hàng cấm.
– Theo từ điển pháp luật hình sự: Hàng cấm là hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh.
– Theo Khoản 6 Điều 3
Việc quy định và xác định những đối tượng hàng cấm sẽ tuân thủ theo công ước quốc tế và pháp luật ở mỗi quốc gia và có sự thay đổi theo thời gian và thường xuyên được điều chỉnh tương thích với các đặc điểm kinh tế xã hội. Có những mặt hàng tại nước này là hàng hợp pháp nhưng khi chuyển sang quốc gia khác thì lại thuộc danh mục hàng cấm. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm không có tính chất như vậy như thuốc lá điếu của nước ngoài, pháo nổ… Hành vi phạm tội liên quan đến hàng cấm được pháp luật quy định khá cụ thể, những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hàng cấm đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định, theo đó có thể xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm và tính chất của hành vi đó.
Từ những phân tích trên và thực tiễn áp dụng pháp luật chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về hàng cấm như sau: Hàng cấm là những hàng hóa Nhà nước thống nhất quản lý, không được phép sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.
2. Khái niệm Tội buôn bán hàng cấm:
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190, theo đó, Tội buôn bán hàng cấm có những dấu hiệu sau:
– Hành vi buôn bán hàng cấm có tính nguy hiểm cao cho xã hội
Tội phạm, theo quy định của luật hình sự Việt Nam, trước hết là hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó là hành vi đã hoặc sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội và theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003 nêu rõ: “tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có sự thể hiện về chất lượng và số lượng”. Nói cách khác, tội phạm là hành vi có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội so với vi phạm và cần phải áp dụng chế nghiêm khắc của luật hình sự là hình phạt để áp dụng đối với người phạm tội.
Hành vi buôn bán hàng cấm được xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bởi nó đã xâm phạm đến TTQLKT của Nhà nước, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây tổn thất cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Với mục tiêu xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN cần phải có sự tăng trưởng sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và toàn xã hội bằng cách cung cấp một lượng hàng hoá nhiều về số lượng, chủng loại, nhãn hiệu và kiểu dáng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được trong sự phát triển lành mạnh, không có có nạn buôn bán hàng cấm. Hàng cấm là những hàng hóa nhà nước cấm không được sản xuất, lưu hành nên khi thực hiện hành vi buôn bán hàng cấn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, đến trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, các công ty kinh doanh hợp pháp và đến lòng tin đối với người tiêu dùng. Ngoài ra việc buôn bán hàng cấm còn ảnh hưởng đến nhiều mặt về đời sống, kinh tế, an ninh, chính trị, lòng tin của người tiêu dùng, của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đến sự hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, hành vi buôn bán hàng cấm đã xâm hại đến TTQLKT của Nhà nước làm thiệt hại lớn về kinh tế, vi phạm đạo đức, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến chính trị xã hội, làm các cơ quan Nhà nước khó khăn trong hoạch định chính sách kinh tế xã hội.
– Hành vi buôn bán hàng cấm được thực hiện một cách có lỗi
Nếu mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.
Theo quy định của Điều 190 BLHS năm 2015, Tội buôn bán hàng cấm được thực hiện bởi lỗi cố ý, người phạm tội biết được hành vi buôn bán những mặt hàng nhà nước cấm nhưng vẫn thực hiện nhằm thu lợi bất chính. Như vậy, trong trường hợp này người phạm tội biết được tính nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi buôn bán hàng cấm nhưng vẫn thực hiện gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
– Hành vi buôn bán hàng cấm mang tính trái pháp luật hình sự và người vi phạm phải chịu hình phạt
Buôn bán hàng cấm là hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải được hình sự hóa. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là dấu hiệu cơ bản nói nên bản chất chính trị, xã hội của tội phạm, dấu hiệu này được coi là dấu hiệu nội dung quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Một hành vi sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội do đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tầm quan trọng của quan hệ xã hội do tính chất của quan hệ đó trong các thang giá trị xã hội do giai cấp thống trị thiết lập. Do đó, tính chất của quan hệ xã hội có thể bị thay đổi ở những xã hội khác nhau hoặc ngay trong một chế độ xã hội nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất của quan hệ xã hội cũng có thể thay đổi. Điều đó đòi hỏi nhà làm luật khi xem xét tính chất quan trọng của quan hệ xã hội để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phải dựa trên hoàn cảnh lịch sử cụ thể, xuất phát từ lợi ích giai cấp, trên lập trường giai cấp.
Tuy nhiên, tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại không thể là yếu tố duy nhất phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà chỉ khi được kết hợp với những yếu tố khác nó mới phản ánh hành vi là nguy hiểm đã đến mức coi là tội phạm và cần phải xử lý bằng chế tài hình sự hay không. Tính nguy hiểm cho xã hội được phản ánh ở hai đại lượng: tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi. Tinh chất của hành vi là đặc tính về “chất” của thiệt hại, được xác định căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội bị thiệt hại, quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất của thiệt hại càng nghiêm trọng. Mức độ của thiệt hại là đặc tính về “lượng” của thiệt hại, tùy theo từng loại thiệt hại mà mức độ đó được biểu hiện khác nhau. Vì vậy, tính chất và mức độ của thiệt hại là một căn cứ để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, khi kết hợp với các căn cứ khác nó phản ánh một hành vi là nguy hiểm “đáng kể” hay “không đáng kể” cho xã hội, tạo cơ sở để nhà làm luật tội phạm hóa và phi tội phạm hóa.
Hành vi buôn bán hàng cấm phải là hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, người phạm tội đã làm một việc mà pháp luật hình sự câm không được làm và sẽ phải chịu hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác khi thực hiện hành vi đó. Tội buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), theo đó, hành vi buôn bán hàng cấm bị pháp luật hình sự cấm, nếu người hoặc pháp nhân thương mại vi phạm sẽ bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt.
Tội buôn bán hàng cấm được quy định áp dụng đối với người phạm tội thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với tội phạm này. Hành vi buôn bán hàng cấm, tùy theo tính chất, mức độ có thể là vi phạm hoặc tội phạm, do đó, hình phạt chỉ được áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội, có mức độ nguy hiểm cao cho xã hội.
Từ những phân tích trên, căn cứ Điều 8, Điều 190 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể đưa ra khái niệm Tội buôn bán hàng cấm như sau: Tội buôn bán hàng cấm là Hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế, các quy định về quản lý lưu thông hàng hóa được quy định tại Điều 190 của Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý, bằng việc dùng mọi phương thức, thủ đoạn để buôn bán hàng cấm nhằm mục đích thu lợi bất chính và bị áp dụng chế tài hình sự theo quy định của pháp luật.