Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đang áp lực về việc lựa chọn công việc và ngành nghề cho con, theo đó vấn đề học nghề và tập nghề được đặc biệt quan tâm. Vậy kết thúc học nghề thì có được ký hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Kết thúc học nghề có được ký hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 của
– Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được xem là việc mà người sử dụng lao động tiến hành các hoạt động để tuyển dụng người vào làm, sau đó người sử dụng lao động đào tạo nghề cho những đối tượng này tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ khác nhau sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
– Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động tuyển người vào làm, sau đó người sử dụng lao động hướng dẫn thực hành các công việc, tập làm theo vị trí làm việc nhất định tại nơi làm việc của người sử dụng lao động. Thời gian tập nghề theo quy định của pháp luật hiện nay là kéo dài không quá 03 tháng;
– Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề tại nơi làm việc để làm việc cho mình thì sẽ không cần phải thực hiện hoạt động đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người sử dụng lao động sẽ không được thu học phí của những đối tượng này, phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
– Người học nghề, người tập nghề theo quy định của pháp luật phải đáp ứng độ tuổi nhất định, đó là phải từ đủ 14 tuổi trở lên và phải đáp ứng đầy đủ sức khỏe để phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề và người tập nghề làm việc của các danh mục nghề nghiệp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ lao động thương binh xã hội ban hành thì phải đáp ứng độ tuổi đó là từ đủ 18 tuổi trở lên, ngoại trừ các lĩnh vực thể dục thể thao, nghệ thuật;
– Trong thời gian học nghề, trong thời gian tập nghề, nếu như người học nghề và người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm trả lương, mức lương trong trường hợp này sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Theo đó thì có thể nói, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động chính là việc mà người sử dụng lao động tuyển người vào đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình. Thời gian học nghề cần phải phù hợp với từng chương trình đào tạo theo từng trình độ khác nhau.
Về vấn đề kết thúc học nghề, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 61 của
Như vậy có thể nói, sau khi hết thời gian học nghề, hai bên cần phải ký kết hợp đồng lao động khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với người học nghề sau khi kết thúc thời gian học ngày hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc người học nghề đó có đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019. Người sử dụng lao động sẽ không bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với người học nghề nếu như người học nghề đó không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt hành vi không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề khi hết thời hạn học nghề:
Theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật lao động năm 2019 theo như phân tích nêu trên, sau khi hết thời gian học nghề, người sử dụng lao động sẽ bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với người học nghề nếu như người học nghề đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp, người sử dụng lao động không kí hợp đồng lao động với người học nghề khi hết thời gian học nghề, trong khi người học nghề đó đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kĩ năng nghề. Theo đó, phạt tiền đối với người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không đào tạo cho người lao động trước khi điều chuyển người lao động sang làm việc tại ngành nghề khác;
– Hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Có hành vi thu học phí của những đối tượng được xác định là người học nghề, người tập nghề đang làm việc tại cơ sở đào tạo;
– Không ký kết hợp đồng lao động đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải thực hiện hoạt động đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Không trả lương cho người học nghề, không trả lương cho người tập này trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình lao động sản xuất;
– Không ký kết hợp đồng lao động với người học nghề, với người tập ngay khi hết thời hạn học nghề, hết thời hạn tập nghề và các đối tượng này cũng đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức xử phạt như sau:
– Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với số lượng từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với số lượng từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với số lượng từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với số lượng từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động có hành vi vi phạm với số lượng từ 301 người lao động trở lên.
3. Thời gian tập nghề hiện nay được quy định bao lâu?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về thời gian tập nghề. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời gian tập nghề. Theo đó, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động làm việc và người sử dụng lao động tuyển dụng người vào làm, sau đó người sử dụng lao động hướng dẫn thực hành các công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc của người sử dụng lao động. Thời gian tập nghề theo quy định hiện nay sẽ kéo dài không quá 03 tháng.
Như vậy có thể nói, thời gian tập nghề hiện nay được xác định là không quá 03 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.