Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao? Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao của Đảng viên? Giải pháp phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc?
Thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao của Đảng viên là một trong những nội dung trong điều lệ Đảng đề ra, để hoàn thành tốt mọi công việc được giao thì mọi cán bộ và Đảng viên phải nêu cao tinh thần và ý thức thực hiện nhiệm vụ. và để đánh giá được mức độ hiệu quả đó cần dựa trên kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao của Đảng viên.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011:
” Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.
Theo đó, mỗi đảng viên phải là người có phong cách sống và làm việc thật mẫu mực. Luôn đặt lợi ích của tập thể và sự phát triển của đất nước cũng như sự lớn mạnh của Đảng lên hàng đầu. Chỉ có như thế, Đảng viên mới có thể hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao. Và đáp ứng được nguyện vọng của tổ chức nơi Đảng viên sinh hoạt. Do đó, sau mỗi năm làm việc, Đảng viên cần phải viết
Toàn bộ các đảng viên phải thực hiện bản kiểm điểm cá nhân mỗi năm một lần. Trừ những đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng và những đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng.
Một trong những nhiệm vụ của người đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam là không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là một tiêu chí cơ bản, đầu tiên để đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm của các Chi bộ, Đảng bộ. Để hoàn thành tốt mọi công việc, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần và ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách hiệu quả và chất lượng nhất.
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao của Đảng viên:
Như chúng ta đã biết thì khi chúng ta thực hiện chỉ tiêu nào đó thì kết quả rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới kế hoạch sau của tổ chức đó với kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm là một trong những tiêu chí để đánh giá về những thành tựu, kết quả mà một cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức đã thực hiện trong một năm.
Những chỉ tiêu nhiệm vụ sẽ được các cấp quản lý, ban lãnh đạo, cơ quan nhà nước cấp cao hơn giao cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu có thể được xếp thành các mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ là một vấn đề vô cùng quan trọng, giúp cho người thực hiện có thể tự nhìn nhận, tự đánh giá, thành tích, kết quả lao động trong một năm của mình.
Từ kết quả đạt được mà người đó có thể có những định hướng, thay đổi, cải thiện, phấn đấu, học tập, rèn luyện khiến cho bản thân tổ chức đạt được những thành tích tốt hơn trong tương lai.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ cũng chính là cơ sở để xem xét khen thưởng, kỷ luật, trách nhiệm phải chịu từ kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao đó.
Tùy thuộc vào chức danh của người nắm giữ mà những nhiệm vụ của người đó được giao trong năm khác nhau, vì vậy đối với mỗi cá nhân có thể căn cứ vào những nhiệm vụ mình được giao mà tiến hành lập báo cáo kết quả sao cho chính xác và trung thực nhất.
3. Giải pháp phát huy vai trò của cán bộ, Đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc:
Để góp phần nâng cao vai trò của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ, tôi xin nêu lên một số giải pháp như sau:
Giải pháp đầu tiên chúng tôi đề cập tới đó là các cán bộ, đảng viên cần phải có ý thức để tự mình tự giác nâng cao tính chủ động trong công việc, vận dụng một cách cụ thể, phù hợp vào lĩnh vực công việc chuyên môn được phân công, phụ trách. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong từng công việc cụ thể khi được lãnh đạo phân công để thực hiện.
Không những vậy, xét theo tổng thể thì để thực phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên phải xây dựng cho mình một phương pháp làm việc khoa học, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công việc của mình, có lịch làm việc cụ thể cho tuần, tháng, quý một cách phù hợp để khi triển khai công việc sẽ đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch và đạt chất lượng cao. Khi có công việc được giao, phải tranh thủ thời gian, dồn tâm sức để thực hiện và giải quyết một cách dứt khoát, việc nào xong việc nấy, chủ động sắp xếp để triển khai, không để việc khác chi phối khi đã có kế hoạch làm một việc gì.
Không những vậy, ở mặt khác thì để ác cán bộ, đảng viên rèn được tính cách tự lập thì phải có tính chủ động nghiên cứu, đề xuất và sáng kiến trong triển khai thực hiện công việc chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, tạo sự đổi mới thực sự trong tư duy, phương pháp làm việc nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu. Ngoài ra, cán bộ, đảng viên phải tự giác nghiên cứu, cập nhật thông tin, nắm vững nội dung công việc chuyên môn trên lĩnh vực được giao, tham mưu cho lãnh đạo “đúng và trúng” vấn đề, từ đó công tác tham mưu mới hiệu quả cao.
Bên cạnh đó cũng không thể thiếu các kế hoạch đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn. Đây là giải pháp quan trọng trong công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ, cần chú trọng bảo đảm sự liên thông, gắn kết. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ trẻ, việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo không là người địa phương. “Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, nhất là việc quản lý, nhận xét, đánh giá cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài; thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; thật sự tâm huyết vì nước, vì dân vào các vị trí lãnh đạo của bộ máy chính phủ và chính quyền các cấp”. Cùng với đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục thực hiện việc bố trí một số chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương.
Cuối cùng giải pháp chúng tôi nghĩa là cũng rất quan trọng và cần thiết đó là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Đây vừa là giải pháp, vừa là yêu cầu thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền và các biểu hiện tiêu cực khác. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu ban cán sự đảng, cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. “Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực thi công vụ; nâng cao đạo đức, văn hóa, tính chuyên nghiệp của cán bộ.
Như vậy chúng ta thấy rằng việc chúng ta thực hiện hoạt động nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong mọi lĩnh vực công tác, trước tiên là thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu cần thiết. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng vị trí, vai trò và chức năng của mình trong mọi việc làm, mọi hành động, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, phát huy vai trò gương mẫu trong mọi lĩnh vực công tác, từ đó không ngừng phấn đấu thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được phân công, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan và Chi bộ.