Hiện nay, các đơn vị đều xác định rằng, kê khai tài sản và thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tinh thần tự giác và tính trung thực, trách nhiệm của các chủ thể. Vậy thì, pháp luật ghi nhận như thế nào về chế định: Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản và thu nhập?
Mục lục bài viết
1. Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập:
Có thể đánh giá sự minh bạch trong quá trình kê khai tài sản và thu nhập là một vấn đề vô cùng quan trọng. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị, có ghi nhận cụ thể về kết luận của sự minh bạch trong kê khai tài sản và thu nhập, cụ thể như sau:
1.1. Quy định về thời gian và địa điểm công khai kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị, có ghi nhận về thời gian và địa điểm trong việc công khai kết luận về sự minh bạch trong quá trình kê khai tài sản và thu nhập, cụ thể đó là:
– Trong thời hạn theo quy định của pháp luật hiện nay là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày các chủ thể nhận được yêu cầu phải công khai bản kết luận về sự minh bạch trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập của các cơ quan và tổ chức đã yêu cầu xác minh, thì người đã ban hành kết luận về sự minh bạch trong quá trình thực hiện hoạt động kê khai tài sản và thu nhập cần phải tiến hành công khai bản kết luận đó theo đúng quy định của pháp luật;
– Đối với việc xác minh tài sản và xác minh thu nhập phục vụ cho quá trình miễn nhiệm hoặc phục vụ cho việc bãi nhiệm, hoặc cho quá trình xử lý kỷ luật của các chủ thể có thẩm quyền, hoặc khi có hành vi tham nhũng của các đối tượng vi phạm, thì người đã ban hành kết luận về sự minh bạch trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập cần phải công khai ngay bản kết luận đó trên thực tế, mà không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động che giấu nào dưới mọi hình thức;
Ngoài ra, bản kết luận về sự minh bạch trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập sẽ được công bố tại các địa điểm sau đây:
– Trước hết thì phải được công bố trong các cơ quan và tổ chức, công bố tại các đơn vị nơi người được xác minh về tài sản và thu nhập làm việc;
– Công bố tại hội nghị cử tri nơi mà người được xác minh tài sản và thu nhập ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân để chứng minh rằng họ không có hành vi tham ô hoặc tham nhũng;
– Công khai tại các kỳ họp hoặc công khai tại các đại hội, tại nơi người được xác minh về tài sản và thu nhập được đề cử, để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Quốc Hội hoặc Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội bầu và phê chuẩn các chủ thể đó theo quy định của pháp luật.
1.2. Nội dung của kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập:
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị, có quy định các vấn đề xoay quanh nội dung của bản kết luận về sự minh bạch trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập của các chủ thể, cụ thể như sau:
– Trong thời hạn theo quy định của pháp luật đó là 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xác minh hoặc nhận được yêu cầu giải trình thì các chủ thể có thẩm quyền cần phải công khai bản kết luận về sự minh bạch trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập theo như phân tích ở trên;
– Nội dung của kết luận về sự minh bạch phải thể hiện rõ tính khách quan và vô tư, phải nêu rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp giữa bản kê khai và kết quả xác minh thông qua quá trình thu thập và điều tra chứng cứ. Trong trường hợp kết quả xác minh và bản kê khai có sự không trùng khớp với nhau và có sự sai lệch về số lượng tài sản, có sự sai lệch về thu nhập, thông tin mô tả về tài sản hoặc biến động tài sản, có sự khác nhau về nguồn gốc tài sản, tài sản có sự tăng thêm hoặc giảm đi, thì kết luận kê khai được xác định là không trung thực, không khách quan và vô tư, quyết định hoặc kiến nghị của người có thẩm quyền xử lý người kê khai cũng không đúng quy định pháp luật. Khi đó thì bản kết luận về sự minh bạch sẽ phải được gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu xác minh lại;
– Trong trường hợp người được xác minh tài sản và thu nhập đề nghị xem xét lại về tính vô tư, khách quan, xem xét lại về tính chính xác của bản kết luận về sự minh bạch, thì người có thẩm quyền kết luận sẽ phải có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn đề nghị. Trong trường hợp người được xác minh không đồng ý với kết luận về sự minh bạch của chủ thể có thẩm quyền, thì có quyền kiến nghị đến các chủ thể cấp trên trực tiếp của người đã ban hành ra kết luận về sự minh bạch đó để xem xét và giải quyết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, thì người nhận được kiến nghị phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người được xác minh, nếu xét thấy kết luận về sự minh bạch là chính xác và khách quan thì sẽ yêu cầu người được xác minh chấp hành kết luận đó một cách nghiêm túc và đầy đủ. Còn nếu xét thấy kết luận về sự minh bạch đó chưa chính xác và chưa khách quan thì sẽ yêu cầu người đã ban hành ra kết luận về sự minh bạch tiến hành hoạt động xem xét lại về kết luận đó để đảm bảo lợi ích của các chủ thể.
2. Quy định về các nguyên tắc trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập:
Căn cứ theo Điều 4 của Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, có ghi nhận về một số nguyên tắc trong hoạt động kê khai tài sản và thu nhập, theo đó thì cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
– Hoạt động kê khai và kiểm soát tài sản, kiểm soát thu nhập của các chủ thể phải đảm bảo tính minh bạch và khách, công bằng và vô tư, không ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể, phải được thực hiện đúng thẩm quyền và theo đúng trình tự thủ tục luật định, phải được thực hiện đúng đối tượng và không xâm hại đến quyền tài sản của những người có nghĩa vụ kê khai;
– Mọi hành vi vi phạm của các chủ thể trong quá trình kê khai hoặc kiểm soát tài sản và thu nhập sẽ đều bị xử lý nghiêm minh và kịp thời theo quy định của pháp luật;
– Pháp luật hiện nay cũng nghiêm cấm việc sử dụng không đúng mục đích thông tin và sử dụng các dữ liệu trái phép trong hoạt động kiểm soát tài sản và thu nhập;
– Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tài sản và thu nhập, xử lý hành vi kê khai và giải trình không trung thực và không khách quan phải căn cứ vào biên bản kê khai, căn cứ vào việc giải trình và kết luận xác minh sự minh bạch. Quá trình này cần phải được thực hiện và tuân thủ theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng và Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Quy định về trình tự và thủ tục kê khai về tài sản và thu nhập:
Nhìn chung thì quá trình thực hiện hoạt động kê khai tài sản và thu nhập của các chủ thể sẽ phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các chủ thể sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, thành phần hồ sơ kê khai tài sản và thu nhập bao gồm:
– Văn bản chỉ đạo của chủ thể có thẩm quyền về việc tổ chức triển khai quá trình kê khai tài sản và thu nhập;
– Danh sách các đối tượng phải kê khai tài sản và thu nhập theo quy định;
– Bản kê khai tài sản và thu nhập theo quy định của pháp luật;
– Sổ theo dõi việc giao và nhận bản kê khai tài sản và thu nhập;
– Danh sách những người đã tiến hành hoạt động kê khai và báo cáo kết quả kê khai với cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Bộ phận phụ trách công tác sẽ tiến hành triển khai việc kê khai tài sản và thu nhập trên thực tế.
Bước 3: Người có nghĩa vụ kê khai phải hoàn thành việc kê khai trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật hiện nay đó là 10 ngày được tính kể từ ngày nhận được mẫu kê khai, trường hợp tại thời điểm kê khai mà người có nghĩa vụ kê khai không thể tiến hành hoạt động kê khai đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng hoặc sự kiện khách quan thì việc kê khai đó có thể được thực hiện trước hoặc sau thời điểm quy định của chủ thể có thẩm quyền.
Bước 4: Tiến hành hoạt động kiểm tra và quản lý bản kê khai theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được bản kê khai thì các chủ thể có thẩm quyền cần phải thực hiện hoạt động kiểm tra tính đầy đủ về nội dung phải kê khai của các chủ thể kê khai tài sản, trường hợp nhận thấy bản kê khai chưa đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ yêu cầu kê khai lại, và thời hạn kê khai lại được xác định là 03 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.