Kế toán trưởng được xem là người đứng đầu bộ phận kế toán, kế toán trưởng phụ trách định hướng công tác chiến lược tài chính cho các công ty, đặc biệt là trong các công ty lớn thì vị trí kế toán trưởng ở càng giữ vai trò quan trọng. Vậy kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm pháp lý và rủi ro như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm pháp lý và rủi ro gì?
Trước hết, cần tìm hiểu quy định của pháp luật về kế toán trưởng. Căn cứ theo quy định tại Điều 53 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019 có quy định về kế toán trưởng. Cụ thể như sau:
– Kế toán trưởng là khái niệm để chỉ chức danh của người đứng đầu bộ phận kế toán trong các đơn vị, doanh nghiệp, kế toán trưởng có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong các đơn vị kế toán;
– Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, kế toán trưởng của các tổ chức và đơn vị sự nghiệp có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong các đơn vị kế toán, kế toán trưởng còn cần phải có nhiệm vụ giúp đỡ cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán đề giám sát tình hình tài chính trong đơn vị kế toán đó;
– Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của người đại diện theo pháp luật trong các đơn vị kế toán. Trong trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì kế toán trưởng đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn và nghiệp vụ;
– Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay thế cho kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019, đồng thời người phụ trách kế toán trong trường hợp này cũng cần phải thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định cho kế toán trưởng căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019.
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý và rủi ro cần phải chịu của kế toán trưởng trong quá trình thực thi chức năng và nhiệm vụ của mình. Theo đó, kế toán trưởng sẽ cần phải có nghĩa vụ chịu trách nhiệm pháp lý trong một số trường hợp nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng.
Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong cơ quan nhà nước sẽ bao gồm:
– Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về tài chính trong các đơn vị kế toán;
– Tiến hành hoạt động tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Lập đầy đủ và chính xác báo cáo tài chính, quá trình lập báo cáo tài chính cần phải tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Bên cạnh đó, về quyền hạn của kế toán trưởng trong các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, được quy định cụ thể bao gồm:
– Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán;
– Có ý kiến bằng văn bản đối với người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, tăng lương, khen thưởng, điều chuyển, kỷ luật đối với người làm kế toán, thủ khoa hoặc những người làm chức vụ thủ quỹ;
– Yêu cầu các bộ phận liên quan trong các đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ tài liệu, cung cấp kịp thời các loại tài liệu và giấy tờ liên quan đến công việc kế toán, giám sát tài chính của kế toán trưởng;
– Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của những người ra quyết định;
– Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán khi phát hiện ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, vi phạm quy định về tài chính trong đơn vị. Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định, thì cần phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Theo đó thì có thể nói, kế toán trưởng sẽ phải có nghĩa vụ chịu các trách nhiệm pháp lý theo như phân tích nêu trên. Đồng thời, việc công ty gian lận thuế thì trách nhiệm sẽ thuộc về pháp nhân doanh nghiệp và người đại diện, ngoại trừ trường hợp kế toán trưởng có những hành vi vượt quá phạm vi trách nhiệm của mình thì kế toán trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những rủi ro, hậu quả do hành vi đó gây ra.
2. Tiêu chuẩn và điều kiện trở thành kế toán trưởng là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành kế toán trưởng đó là không thuộc một trong những trường hợp không được làm kế toán căn cứ theo quy định tại Điều 52 Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019, tiêu chuẩn để trở thành kế toán trưởng sẽ bao gồm các yêu cầu sau:
– Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán;
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần liêm khiết, khách quan vô tư, trung thực trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, có ý thức chấp hành và tuân thủ theo quy định của pháp luật;
– Có chuyên môn và nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán với trình độ trung cấp trở lên;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực kế toán ít nhất là 02 năm đối với những người có chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên, và có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực kế toán ít nhất là 03 năm đối với những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kế toán ở mức trung cấp/cao đẳng.
3. Công ty không có kế toán trưởng thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi không tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị kế toán, không bố trí người làm kế toán, không bố trí người làm kế toán trưởng/thuê các tổ chức/cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật;
– Bố trí những người theo quy định của pháp luật không được làm kế toán giữ chức vụ kế toán tại doanh nghiệp;
– Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán khi các cá nhân đó không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Bổ nhiệm kế toán trưởng, bổ nhiệm phụ trách kế toán không theo đúng trình tự/thủ tục do pháp luật quy định.
Theo đó thì có thể nói, mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ được xác định gấp hai lần mức xử phạt đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm. Theo đó, doanh nghiệp không có kế toán trưởng sẽ bị xử phạt tối đa lên đến 40.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công…;
–
– Thông tư 40/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại
THAM KHẢO THÊM: