Kế toán môi trường là gì? Kế toán môi trường trong doanh nghiệp? Khó khăn khi thực hiện kế toán môi trường tại Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Kế toán môi trường là gì?
Tại Việt Nam, thuật ngữ kế toán môi trường vẫn còn rất mới lạ với nhiều người. Tuy nhiên tại các nước phát triển từ những năm thập niên 90 của thế kỷ trước thì thuật ngữ kế toán môi trường đã xuất hiện và phát triển. Trước những vấn đề môi trường đang ngày càng nóng hiện nay thì người dân và các nhà khoa học cần có nhận thức đúng đắn nhất về vấn đề bảo vệ môi trường.
Từ đó, kế toán môi trường đã ra đời lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ (năm 1972), được đưa vào nghiên cứu tại các doanh nghiệp năm 1990, đến năm 1992 thì Ủy ban Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ tiến hành dự án về kế toán môi trường từ đó đã thúc đẩy và khuyến khích doanh nghiệp cần có nhận thức đầy đủ về sự ảnh hưởng của chi phí môi trường và các yếu tố về chi phí môi trường đến quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp.
Viện kế toán quản trị môi trường đã định nghĩa: Kế toán môi trường là việc đo lượng, xác định và việc phân bổ chi phí môi trường, kết hợp chi phí môi trường trong việc công bố thông tin và trong việc quyết định kinh tế cho các bên có liên quan.
Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu kế toán môi trường là sự tính toán, phân tích nhằm có thể xác định một cách định lượng với độ chính xác nhất định về sự suy thoái của môi trường cũng như xác định một cách định lượng với độ chính xác nhất về sự gia tăng môi trường, dự trữ tài nguyên thiên nhiên trong một khoảng thời gian nào đấy do các hoạt động phát triển mang lại được biểu thị qua giá trị tiền tệ.
2. Kế toán môi trường trong doanh nghiệp:
2.1. Vai trò của kế toán môi trường trong doanh nghiệp:
Thứ nhất, việc đưa kế toán môi trường trong doanh nghiệp sẽ góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi:
– Việc áp dụng sẽ giúp cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, toàn diện hơn từ đó có thể đo lường quá trình thực hiện, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp với các bên liên quan, giảm thiểu hoặc tránh được những chi phí rủi ro khắc phục, chi phí xử phạt của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền…
– Việc thực hiện tốt kế toán môi trường còn có thể hạn chế sự tiêu hao đối với các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công trong quá trình tạo ra ô nhiễm, từ đó góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh do giảm được giá thành sản xuất, làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
– Việc thực hiện tốt kế toán môi trường còn giúp nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định quan trọng như giảm thiểu các chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, đầu tư được các máy móc thiết bị để sản xuất sạch hơn, tốt hơn từ đó có thể đem lại những sản phẩm có chất lượng, dẫn đến giảm giá thành, góp phần giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về giá bán và doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao hơn, giảm thiểu được các vấn đề về mặt pháp lý.
– Đối với các doanh nghiệp áp dụng kế toán môi trường và với các chính sách môi trường bền vững có khả năng thu hút và giữ chân nhân viên, chuyên gia có năng lực cao hơn. Từ nhiều số liệu thống kê cho thấy, làm việc cho các doanh nghiệp có chiến lược môi trường bền vững chính là một nhân tố quan trọng để quyết định khi tìm kiếm một nơi làm việc mới.
Thứ hai, việc áp dụng kế toán môi trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Bởi, chức năng của kế toán môi trường chính là việc có thể quản trị, nhận diện, nghiên cứu và cắt giảm chi phí liên quan đến môi trường trong doanh nghiệp. Đơn cử như việc kế toán môi trường thực hiện nghiên cứu hệ thống xử lý rác thải, tìm kiếm nguồn tái chế, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động chung toàn doanh nghiệp hay thực hiện việc nghiên cứu và đã tìm ra các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí;… Thực tế cho thấy rằng, đối với các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi phí nghiên cứu kết hợp sản xuất và phát triển bền vững với môi trường đã tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp.
Thứ ba, việc áp dụng kế toán môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo thuận lợi rất lớn trong quá trình phát triển, nâng vị thế của doanh nghiệp đối với thị trường trong nước và trên thế giới, đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp có thể hòa nhập vào thị trường quốc tế một cách dễ dàng hơn.
2.2. Xu hướng kế toán môi trường trong doanh nghiệp tương lai:
Hiện nay, tại các doanh nghiệp xu hướng áp dụng kế toán môi trường ngày càng phổ biến. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đi đôi với bảo vệ môi trường là hướng đi cấp thiết từ đó hoàn toàn có thể đưa ra chiến lược, định hướng để phát triển và tồn tại bền vững.
Tại Việt Nam, vấn đề kế toán môi trường cũng như vấn đề bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm. Và, hiện nay thực tế tại các doanh nghiệp có quan điểm cho rằng việc áp dụng doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán môi trường sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận, đơn cử như việc doanh nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ không có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và xả trực tiếp ra môi trường; hay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không được xử lý đúng quy trình mà tiến hành chôn lấp trực tiếp trong đất,…
Do vậy, từ thực tế nêu trên thì vấn đề pháp lý phải được đặt ra, việc xây dựng văn bản hướng dẫn doanh nghiệp bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chưa có các tài khoản để hạch toán khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu trong quy chế về chế độ kế toán vẫn, việc quản lý, giám sát và kiểm tra việc thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có các hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho doanh nghiệp cùng ngành.
Nhà nước ta hiện nay có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, đây là hướng đi mang đến sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và xã hội.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn đến xây dựng hệ thống kế toán môi trường, bởi lẽ điều này sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý chi phí, gia tăng lợi nhuận và hội nhập kinh tế bền vững trong tương lai trước vấn đề môi trường mang tính thời sự, nóng bỏng của xã hội mà còn là yếu tố chi phối lợi ích của doanh nghiệp
3. Khó khăn khi thực hiện kế toán môi trường tại Việt Nam:
Hiện nay, trước bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế – quốc tế Việt Nam quan tâm và chú trọng triển khai liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cụ thể:
– Quốc hội đã ban hành:
+ Luật Môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005,
+ Ngày 15/11/2010, Luật Thuế bảo vệ môi trường (Luật
+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội;
+ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội;
+ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội;
+ Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/5/2021 của Chính phủ Quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường;
+ Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
+ Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
+ Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ Quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;….
Mặc dù, các cơ quan quản lý đã quan tâm đến việc bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vấn đề kế toán môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn, cụ thể:
Thứ nhất, tại Việt Nam hiện chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh về chế độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp.
Thứ hai, hiện nay Việt Nam các chuyên gia cũng như tài liệu nghiên cứu tổng quan về vấn đề kế toán môi trường còn hạn chế, hầu hết là các tài liệu nước ngoài, khó có thể tiếp cận được. Còn thiếu những nguồn số liệu cơ sở để thực hiện hạch toán môi trường, các số liệu về sử dụng tài nguyên cho các hoạt động kinh tế với chức năng là đầu vào của sản xuất tuy có được hạch toán nhưng chưa đầy đủ.
Nước ta hiện nay, bởi nhiều do khác nhau mà chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường quốc gia như: dữ liệu về tài nguyên nước, khoáng sản, rừng; các bộ tiêu chuẩn môi trường trong từng ngành, lĩnh vực, các công nghệ xử lý chất thải,… làm cơ sở cho hạch toán.
Thứ ba, các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường phí ô nhiễm, thuế tài nguyên chưa được áp dụng phổ biến. Hiện nay, các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động tại các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa có sự phù hợp với tình hình hoạt động, quy mô của doanh nghiệp.
Thứ tư, các doanh nghiệp, tổ chức đối với cộng đồng còn thấp về vấn đề môi trường hầu như chưa được các doanh nghiệp tính đến trong các phương án sản xuất kinh doanh bền vững.
Thứ năm, các chi tiêu cho hoạt động môi trường của nước ta chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, được phân bổ các cơ quan bộ, ngành có chức năng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương,…
Thứ sáu, công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kế toán viên có kiến thức về kế toán môi trường còn hạn chế, chưa xây dựng được một đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp về lĩnh vực môi trường. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hiệp hội nghề nghiệp về kế toán và các cơ quan, tổ chức về môi trường để xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với vấn đề kế toán môi trường.