Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế là hàng loạt các doanh nghiệp mọc lên như nấm, kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân sự, và kế toán là vị trí không thể thiếu để hình thành lên bộ máy hành chính của doanh nghiệp. Cơ hội việc làm rộng mở vì thế ngành kế toán đã thu hút quan tâm của xã hội.
Mục lục bài viết
1. Kế toán là gì?
Theo Khoản 8, Điều 3 Luật kế toán 2015 quy định khái niệm Ke
8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Dưới dạng thuật ngữ có thể hiểu: Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính về các thực thể kinh tế như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế toán, vốn được gọi là “ngôn ngữ kinh doanh”, đo lường kết quả hoạt động kinh tế của một tổ chức và chuyển tải thông tin này đến nhiều người dùng, bao gồm các nhà đầu tư, chủ nợ, ban quản lý và các cơ quan quản lý.
Những người hành nghề kế toán được gọi là kế toán viên. Thuật ngữ “kế toán” và ”
Kế toán trong tiếng Anh được hiểu là Accountant.
Kế toán trong Tiếng Anh là “accounting” nhưng trên thực tế có rất nhiều từ mang nghĩa tương tự như vậy và số lượng từ liên quan đến chuyên ngành này là vô cùng đa dạng. Accountant là danh từ, có nghĩa là nhân viên kế toán, người lo các vấn đề tài chính cho một người khác
2. Nguyên tắc kế toán:
Điều 6 Luật Kế toán 2015 quy định các nguyên tắc của kế toán như sau:
1. Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
2. Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
3. Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này.
5. Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
6. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.
7. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo
3. Nhiệm vụ của một kế toán là gì?
Nhiệm vụ kế toán quy định tại Điều 4 Luật Kế toán 2015 như sau
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toánvà chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Với chức năng phản ảnh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụ thực tiễn như sau:
– Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
– Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
– Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật về tài chính, kế toán.
– Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
– Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với kế toán:
Điều 13 Luật kế toán 2015 quy định
1. Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa chứng từ kế toán hoặc tài liệu kế toán khác.
2. Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
3. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị kế toán hoặc có liên quan đến đơn vị kế toán.
4. Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước khi kết thúc thời hạn lưu trữ quy định tại Điều 41 của Luật này.
5. Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.
6. Mua chuộc, đe dọa, trù dập, ép buộc người làm kế toán thực hiện công việc kế toán không đúng với quy định của Luật này.
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.
8. Bố trí hoặc thuê người làm kế toán, người làm kế toán trưởng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 51 và Điều 54 của Luật này.
9. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề
10. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên hoặc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính có số liệu không đồng nhất trong cùng một kỳ kế toán.
11. Kinh doanh
12. Sử dụng cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp nếu đã quá 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc doanh nghiệp đã chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
13. Thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
14. Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kế toán.
5. Vai trò của kế toán:
5.1. Vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp:
Nhờ kế toán mà người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động của đơn vị, nhờ nó tạo cho sự quản lý lành mạnh, tránh những hiện tượng thâm lạm tài sản vì qua nó thực hiện việc kiểm soát nội bộ.
Nhờ kế toán mà người quản lý tính được hiệu quả công việc mình làm đồng thời cũng qua đó vạch ra hướng hoạt động cho tương lai.
Kế toán giúp cho người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán là cơ sở để giải quyết sự tranh tụng khiếu tô’, được toà án chấp nhận là bằng chứng về hành vi thương mại.
Kế toán là cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.
Nhờ kế toán mà kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đem lại có tính cách đối kháng với nhân viên với cổ đông hay viên chức của Nhà nước.
Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật – tự động hoá trong sản xuất – các công cụ do các ngành toán và khoa học thống kê cung cấp như lập phương trình, phân tích, xác suất … đã giúp cho người quản lý hạ giá thành sản phẩm và quản lý doanh nghiệp kịp thời, ra quyết định phù hợp … trên cơ sở số liệu của kế toán.
Kế toán cho biết một kết quả tài chính rõ rệt không ai chối cãi được.
Đối với các doanh nghiệp, kế toán giúp doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như việc sản xuất sản phẩm, bán sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu …, giúp theo dõi thị trường để sản xuất, tích trữ hàng hóa nhằm kịp thời cung cấp cho thị trường theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu thụ. Ngoài ra, kế toán còn cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hoạt động cho từng giai đoạn từng thời kỳ để doanh nghiệp tiến tới hay lùi bước.
5.2. Vai trò của kế toán đối với Nhà nước:
Nhờ kế toán, Nhà nước có thể theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh để từ đó tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Nhờ số liệu kế toán, Nhà nước làm trọng tài giải quyết sự tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.
Nhờ kế toán, Nhà nước tìm ra một cách tính thuế tốt nhất hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế.
Kế toán cung cấp các dữ liệu hữu ích cho các quyết định kinh tế, chính trị, xã hội … xác định được khả năng trách nhiệm, cương vị quản lý và cung cấp các dữ liệu hữu ích cho việc đánh giá khả nang tổ chức và lãnh đạo.
Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán lưu ý với chính quyền trong việc soạn thảo và ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp với tình hình thương mại và kinh tế nước nhà. Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chính của ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tê nước nhà, biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, doanh nghiệp đồng thời biết được nguồn lợi về thuế sẽ thu được cho ngân sách.
Tóm lại, kế toán rất hữu ích cho doanh nghiệp và Nhà nước.
Đế phát huy vai trò của kế toán trong xã hội kế toán có phạm vi hoạt động rộng lớn, bao gồm:
Bút toán:
- Ghi chép sổ sách kế toán.
- Lập các báo cáo tài chính.
Phân tích tài chính
Sử dụng tài liệu kế toán đế quản lý như:
- Hoạt động.
- Kiểm soát.
- Lượng giá.
- Làm quyết định.