Nộp tiền sử dụng đất là nghĩa vụ mà người dân phải đảm bảo thực hiện trong quá trình sử dụng đất. Dưới đây là bài phân tích về việc kê khai tiền sử dụng đất và hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về kê khai tiền sử dụng đất:
Tiền sử dụng đất được hiểu là khoản phí mà người dân phải nộp cho Nhà nước trong quá trình sử dụng đất. Nếu không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thì người sử dụng phải tuân thủ nghĩa vụ này với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Kê khai tiền sử dụng đất là việc người dân khai báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về thời gian, mức đóng tiền sử dụng đất của người dân với phần đất cụ thể của họ.
Kê khai tiền sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất là một trong những hình thức khai thuế và đóng thuế của cá nhân, tổ chức với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tức, kê khai tiền sử dụng đất là việc người dân kê khai khoản thuế vào nguồn ngân sách Nhà nước. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc kê khai các khoản thuế vào ngân sách Nhà nước được thực hiện theo từng lần phát sinh. Do đó, có thể khẳng định, việc kê khai tiền sử dụng đất được người dân đảm bảo thực hiện theo từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất đó.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền sử dụng đất được quy định như sau:
+ Thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền sử dụng đất là 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất theo quy định tại cơ chế một cửa liên thông đồng thời là hồ sơ khai thuế. Tức với quyến ử dụng đất được Nhà nước giao mà hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính đồng thời là hồ sơ khai thuế, thì thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật là không quá 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ đóng thuế với cơ quan Nhà nước.
+ Đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ngày phát sinh nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước được xác định là ngày quyết định giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Ngày phát sinh nghĩa vụ ngân sách của người sử dụng đất đối với Nhà nước trong trường hợp công nhận quyền sử dụng đất là thời điểm văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế. Nếu văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ cho cơ quan thuế chậm hoặc cơ quan thuế chậm xác định nghĩa vụ tài chính so với thời hạn quy định của pháp luật thì thời điểm tính thu tiền sử dụng đất được xác định là thời điểm văn phòng đăng ký đất đai nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ở đây, thời điểm phát sinh nghĩa vụ ngân sách đối với cơ quan Nhà nước của người sử dụng đất phụ thuộc vào thời điểm văn phòng đăng ký đất đai gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế.
Theo quy định tại điều luật trên, việc kê khai tiền sử dụng đất được điều chỉnh xoay quanh thời hạn nộp hồ sơ kê khai tiền sử dụng đất, cũng như tại thời điểm nào được ke khai tiền sử dụng đất.
Trên đây là quy định của pháp luật về việc kê khai tiền sử dụng đất đối với các cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Có thể thấy, đối với từng trường hợp cụ thể, cách thức kê khai tiền sử dụng đất cũng có những điểm khác biệt nhất định. Song chung quy lại, việc kê khai tiền sử dụng đất đều hướng đến mục đích chung nhất là để các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hoạt động sử dụng đất đai. Thông qua việc kê khai tiền sử dụng đất này, cơ quan Nhà nước cũng nắm bắt được một cách đầy đủ các thông tin của người dân trong quá trình sử dụng đất. Điều này giúp thúc đẩy và tạo nên sự ổn định cho nguồn ngân sách Nhà nước.
2. Hướng dẫn nộp tiền sử dụng đất:
Khi tiến hành nộp tiền sử dụng đất, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tuân thủ và làm theo các quy trình, thủ tục cụ thể như sau:
– Bước 1: Xác định số tiền sử dụng đất.
+ Cơ quan thuế sẽ xác định số tiền sử dụng đất mà người sử dụng đất phải nộp thông qua hồ sơ địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường cấp.
+ Tiền sử dụng đất mà người dân phải nộp dựa trên các cơ sở, căn cứ cụ thể sau đây: Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng; Mục đích sử dụng đất; Giá đất tính thu tiền sử dụng đất. Giá đất do UBND cấp tỉnh phê duyệt và đưa ra quyết định.
+ Trong trường hợp đủ cơ sở để xác định số tiền sử dụng đất, cơ quan thuế sẽ phát hành thông báo nộp tiền sử dụng đất và gửi cho người sử dụng đất. Hoặc nếu có cơ sở nhưng cơ sở không đầy đủ, thì cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản để người sử dụng đất bổ sung hồ sơ.
– Bước 2: Đóng tiền sử dụng đất.
Sau khi nhận được quyết định xác định số tiền sử dụng đất phải đóng, cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất.
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo. 50% tiền sử đất còn lại phải hoàn thành nộp chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất.
+ Đối với trường hợp xác định lại số tiền sử dụng đất phải nộp quá thời hạn 5 năm, thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 100% tiền sử dụng đất theo thông báo.
+ Quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, người sử dụng đất phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo mức quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ trường hợp có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất.
3. Mẫu tờ khai tiền sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
TỜ KHAI TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT
[01] Kỳ tính thuế: Theo từng lần phát sinh *
[02] Lần đầu * [03] Bổ sung lần thứ *
1. Tên tổ chức, cá nhân sử dụng đất (SDĐ): ……….. |
1.1. Địa chỉ gửi thông báo nộp tiền SDĐ: ……….. |
1.2. Điện thoại liên hệ (nếu có): ……….Fax: ……… Email:………. |
1.3 Đại lý thuế (nếu có): ……….. |
1.4. Mã số thuế: ……….. |
1.5. Địa chỉ: ………. |
1.6. Quận/huyện: ………. Tỉnh/Thành phố: ………. |
1.7. Điện thoại:……… Fax: …………Email: ………… |
1.8. Hợp đồng đại lý thuế số:…………ngày ………… |
2. Giấy tờ về quyền SDĐ (quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai), gồm: |
………. |
3. Đặc điểm thửa đất: |
3.1. Địa chỉ thửa đất: |
Số nhà ……… Ngõ (ngách, hẻm, ….) ………. Đường phố ………. phường (xã, thị trấn) ……… Quận (huyện) …….Tỉnh (Thành phố) …………. |
3.2. Vị trí thửa đất (mặt tiền đường phố hay ngõ, hẻm): …………. |
3.3. Loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng: ………….. |
3.4. Loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng: ………………. |
3.5. Thời điểm được quyền sử dụng đất: ngày ….. tháng………..năm…….. |
3.6. Nguồn gốc sử dụng đất: …………….. |
4. Diện tích nộp tiền sử dụng đất (m2): 4.1.Đất ở tại nông thôn: a) Trong hạn mức giao đất ở: Trong đó: Diện tích trong hạn mức giao đất ở lựa chọn tính giá UBND cấp tỉnh quy định (nếu có): b) Ngoài hạn mức giao đất ở: 4.2. Đất ở tại đô thị: a) Diện tích sử dụng riêng: Trong đó: Diện tích trong hạn mức giao đất ở lựa chọn tính giá UBND cấp tỉnh quy định (nếu có): b) Diện tích sử dụng chung: 4.3. Diện tích đất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: 4.4. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối:………. |
5. Các khoản được giảm trừ tiền SDĐ hoặc thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất (nếu có): 5.1. Số tiền thực tế bồi thường thiệt hại, hỗ trợ về đất: ……… 5.2. Số tiền sử dụng đất, thuê đất đã nộp trước (nếu có): ………… 5.3. Miễn, giảm tiền sử dụng đất (ghi rõ căn cứ văn bản quy phạm pháp luật áp dụng)……… 6. Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm (hoặc giảm trừ) tiền sử dụng đất (nếu bản sao thì phải có công chứng) và các chứng từ về chi phí bồi thường đất, hỗ trợ đất, chứng từ về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp trước…………… Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai. |
|
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế.