Thuế giá trị gia tăng là loại thuế phổ biến mà các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá nhân cần phải kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề kê khai thuế giá trị gia tăng đối với các dự án khác địa bàn?
Mục lục bài viết
1. Kê khai thuế giá trị gia tăng các dự án ở khác địa bàn:
Trước hết, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. Theo đó, người nộp thuế sẽ thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật quản lý thuế năm 2019 và các quy định của Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nhau sẽ được xác định là cơ quan thuế nơi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh khác tỉnh/thành phố có đặt trụ sở chính đối với trường hợp như sau:
– Khai thuế giá trị gia tăng của các dự án đầu tư đối với trường hợp quy định cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 7 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại nơi có dự án đầu tư;
– Khai thuế giá trị gia tăng đối với các hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các dự án đầu tư có cơ sở hạ tầng và có nhà ở để chuyển nhượng tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản;
– Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi đặt trụ sở của nhà máy sản xuất điện;
– Và một số trường hợp khác căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có các dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, các dự án đầu tư chưa đi vào hoạt động trên thực tế thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thì trường hợp người nộp thuế nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ đang trong quá trình hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng tại các địa bàn khác tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương với nơi người nộp thuế đó đóng trụ sở chính thì bắt buộc phải lập thành phần hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng hạng mục dự án đầu tư nhất định, đồng thời nộp hồ sơ khai thuế cho Cục thuế nơi có dự án đầu tư. Cụ thể:
– Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư đang trong giai đoạn đầu tư, các dự án đầu tư chưa đi vào hoạt động trên thực tế không thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng: Người nộp thuế cần phải khai chung đầu vào của các dự án đầu tư với hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ sở chính và nộp thành phần hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý trực tiếp trụ sở chính;
– Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng đã đi vào hoạt động, có phát sinh doanh thu: Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế phải khai thuế giá trị gia tăng riêng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Về vấn đề kê khai thuế giá trị gia tăng đối với các dự án ở các địa bàn hiện nay cũng đã được hướng dẫn cụ thể tại công văn của Cục thuế thành phố Hà Nội. Căn cứ theo quy định tại Công văn 5812/CTHN-TTHT năm 2024 kê khai thuế giá trị gia tăng đối với dự án địa bàn khác tỉnh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành, có giải đáp thắc mắc về vấn đề kê khai thuế giá trị gia tăng đối với các dự án ở các địa bàn như sau:
Đối với vướng mắc của công ty Cổ phần Đầu tư Landcom thì Cục Thuế thành phố Hà Nội đưa ra hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính thì thực hiện nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại cơ quan thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Công ty thực hiện kê khai riêng thuế giá trị gia tăng của từng dự án đầu tư ở tỉnh khác theo mẫu 01/GTGT quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC. Trường hợp công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và công ty có tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể tại Đà Nẵng tuy nhiên công ty không thành lập chi nhánh, ban quản lý dự án trực thuộc tại Đà Nẵng thì công ty phải thực hiện đăng ký địa điểm kinh doanh tại Đà Nẵng theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Và trong quá trình thực hiện, trong trường hợp còn vướng mắc thì thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục thuế thành phố Hà Nội được đăng tải công khai hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra Kiểm tra số 7 để được hỗ trợ giải quyết.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư
– Đối với hoạt động bán hàng hóa thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt bên bán đã thu được tiền hay chưa thu được tiền từ người mua;
– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, trong đó có hoạt động cung ứng dịch vụ đại lý bán vé máy bay thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt bên cung ứng dịch vụ đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
– Đối với dịch vụ viễn thông thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về các dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế ký kết giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông, tuy nhiên chậm nhất không vượt quá 60 ngày được tính kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông;
– Đối với hoạt động cung cấp điện, đối với hoạt động cung cấp nước sạch thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là ngày ghi chỉ số điện/ghi chỉ số nước tiêu thụ trên đồng hồ (phản ánh trên hóa đơn tính tiền);
– Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc chuyển nhượng hoặc cho thuê thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi nhận trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được trên thực tế, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ;
– Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt, trong đó bao gồm cả hoạt động đóng tàu, thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình, bàn giao các hạng mục công trình, bàn giao khối lượng xây dựng, lắp đặt, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
– Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan tại cơ quan hải quan.
3. Thuế giá trị gia tăng sẽ được ưu đãi giảm cho đến khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, có quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện vấn đề giảm thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:
– Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023;
– Các cán bộ, các bộ, ban ngành theo chức năng và nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương theo chỉ đạo của các cơ quan ban ngành có liên quan tiến hành hoạt động triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu đúng, hiểu rõ quy định của pháp luật, được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng căn cứ theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội;
– Trong đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tập trung làm rõ các giải pháp, thực hiện các biện pháp cần thiết để thực hiện quy định của pháp luật. Tập trung vào các giải pháp làm ổn định giá trị cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, từ đó nhằm mục đích ổn định và giữ vững giá cả thị trường (giá chưa có thuế giá trị gia tăng) từ giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Như vậy có thể nói, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 8% đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được giảm sẽ được thực hiện theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, và đồng thời sẽ được áp dụng từ giai đoạn ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Công văn 5812/CTHN-TTHT năm 2024 kê khai thuế giá trị gia tăng đối với dự án địa bàn khác tỉnh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành.
THAM KHẢO THÊM: