Giá hàng hóa là một khái niệm quan trọng trong nền kinh tế, được sử dụng để thể hiện giá trị của một sản phẩm hoặc một loại hình dịch vụ nhất định, giá cả được xem là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, kê khai hàng hóa là gì? Và các loại hàng hóa, dịch vụ đào cần phải kê khai giá?
Mục lục bài viết
1. Kê khai giá là gì?
Luật giá năm 2023 đã đưa ra khái niệm cụ thể về hoạt động kê khai giá. Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 của kê khai giá, theo đó kê khai giá là hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo về mức giá của các loại hàng hóa, các loại dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá cả đối với các loại hàng hóa và dịch vụ thuộc diện bắt buộc phải kê khai giá.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật giá năm 2023 có nhấn mạnh hơn về khái niệm kê khai giá. Theo đó:
kê khai giá là mức giá hàng hóa, mức giá dịch vụ do các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tự quyết định, mức giá đó sẽ được thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
2. Hàng hóa, dịch vụ nào phải kê khai giá?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật giá năm 2023 có quy định hoạt động kê khai giá. Cụ thể như sau:
– Hàng hóa và dịch vụ bắt buộc phải thực hiện thủ tục kê khai giá bao gồm:
+ Hàng hóa và dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá do nhà nước quy định;
+ Hàng hóa và dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định khung giá cụ thể, định khung giá tối đa, khung giá tối thiểu để các tổ chức định giá cụ thể bán cho người tiêu dùng trên thị trường;
+ Hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu;
+ Hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ quy định cụ thể;
+ Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành nghề, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định cụ thể về đặc điểm kinh tế kĩ thuật của các loại hàng hóa và dịch vụ thực hiện thủ tục kê khai giá.
– Nội dung kê khai giá bao gồm mức giá gắn liền với tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa, nguyên nhân điều chỉnh giá giữa các lần kê khai giá của hàng hóa đó;
– Đối tượng kê khai giá được xác định là các tổ chức kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ có thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, và đồng thời có quyền quyết định giá, thuộc danh sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai;
– Việc xây dựng và thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thực hiện hoạt động kê khai giá sẽ được thực hiện như sau:
+ Các bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận hoạt động kê khai sẽ rà soát và ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thực hiện kê khai giá tại các Bộ, cơ quan ngang bộ;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tổ chức hoạt động ra soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thực hiện kê khai giá tại các địa phương, và đồng thời không thuộc danh sách kê khai của các Bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành.
– Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc các đối tượng kê khai giá tự quyết định giá cả hàng hóa, giá dịch vụ, đồng thời có trách nhiệm và nghĩa vụ kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá theo quy định của pháp luật, đồng thời tự chịu trách nhiệm về giá cả và nội dung kê khai giá của mình tại cơ quan có thẩm quyền;
– Cơ quan tiếp nhận kê khai cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức việc cập nhật thông tin giá kê khai vào các cơ sở dữ liệu về giá, được sử dụng mức giá kê khai trong công tác tổng hợp, dự báo giá thị trường và phân tích theo quy định.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
– Hàng hóa và dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện chế độ bình ổn giá căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Xi măng, thép xây dựng, các loại than;
– Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, chăn nuôi cho gia cầm và các loại thuỷ sản, thuốc thú y để tiêu độc và sát trùng, các loại thuốc tẩy trùng, trị bệnh cho các loại gia súc và gia cầm, trị bệnh cho thuỷ sản căn cứ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn;
– Giấy in, giấy viết, giấy in báo sản xuất trong nước, dịch vụ tại các cảng biển;
– Dịch vụ chuyên ngành hàng không tuy nhiên không thuộc Danh mục nhà nước quy định khung giá cụ thể;
– Giá cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt đối với các loại ghế ngồi cứng và ghế ngồi mềm;
– Các loại sách giáo khoa, dịch vụ vận chuyển hành khách không nội địa thuộc các danh mục nhà nước quy định khung giá cụ thể;
– Dịch vụ khám chữa bệnh cho người tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước;
– Cước vận tải hành khách đối với các tuyến cố định bằng đường bộ, cước vận tải hành khách bằng phương tiện là xe taxi;
– Các thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới độ tuổi 06 tuổi theo quy định của Bộ y tế;
– Etanol nhiên liệu không biến tính, các loại khí tự nhiên hóa lỏng, khí thiên nhiên nén;
– Dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt;
– Các loại hàng hóa và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật giá năm 2023 có quy định về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Bao gồm:
– Lập phương án giá, báo cáo đánh giá chi tiết các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành giá cả hàng hóa/dịch vụ, cung cấp kịp thời chính xác đầy đủ các loại số liệu, tài liệu và giấy tờ có liên quan đến giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ cho hoạt động định giá, phục vụ cho hoạt động triển khai áp dụng các biện pháp quản lý và điều tiết giá;
– Chấp hành văn bản định giá, chấp hành đầy đủ biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền;
– Kê khai giá hàng hóa, kê khai giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
– Niêm yết giá hàng hóa phải niêm yết giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
– Giảm giá hàng hóa, giảm giá dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn giảm thuế, phí nhằm mục đích hỗ trợ cho người tiêu dùng;
– Giải quyết kịp thời các khiếu nại liên quan đến giá cả hàng hóa, giá dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giá 2023;
– Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá;
–
– Công văn 17559/BTC-QLG của Bộ Tài chính về việc triển khai Thông tư 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
THAM KHẢO THÊM: