Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc quản lý đất đai phải có kế hoạch sử dụng đất rõ ràng và hợp lý. Vậy kế hoạch sử dụng đất là gì và quy định về việc lập kế hoạch sử dụng đất như thế nào? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cụ thể cho Quý khách hàng về nội dung này:
Mục lục bài viết
1. Kế hoạch sử dụng đất là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 3
Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của pháp luật. Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh; kế hoạch sử dụng đất phải được lập từ tổng thể đến chi tiết, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Ngoài ra, việc lập kế hoạch phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm nhất và phải có hiệu quả, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý nhất để bảo vệ tài nguyên môi trường; việc lập kế hoạch sử dụng đất phải luôn đi kèm với việc bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử. Hơn thế nữa, việc lập kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo sự dân chủ, công khai trong việc lập kế hoạch sử dụng đất; phải đảm bảo ưu tiên quỹ đất cho mục đích an ninh, quốc phòng phục vụ cho lợi ích quốc gia, công cộng.
Từ những tiêu chí trên các cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
2. Quy định về việc lập kế hoạch sử dụng đất:
2.1. Quy định về trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất:
Việc lập kế hoạch sử dụng đất sẽ phải theo kỳ, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh có kỳ kế hoạch sử dụng đất là 5 năm, còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập theo từng năm.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất do các cơ quan có thẩm quyền sau đây thực hiện:
– Chính phủ có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
– Bộ quốc phòng có trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất quốc phòng còn Bộ công an tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất an ninh.
2.2. Quy định về lấy ý kiến về kế hoạch sử dụng đất:
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:
Về trách nhiệm lấy ý kiến: Trách nhiệm lấy ý kiến thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hình thức lấy ý kiến: Khi lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo việc lấy ý kiến phải được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Về nội dung lấy ý kiến: Cơ quan có thẩm quyền lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch sử dụng đất gồm các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Về thời gian lấy ý kiến về kế hoạch sử dụng đất: là 30 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
Cơ quan có trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Về hồ sơ lấy ý kiến: Hồ sơ lấy ý kiến về việc lập kế hoạch sử dụng đất bao gồm: bản báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất, trong đó phải nêu rõ chỉ tiêu sử dụng đất, địa điệm, diện tích thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
3. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trong việc kiểm duyệt, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo từng kỳ để làm cho quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới hợp lí, phù hợp với nhau và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung.
Khác với việc lập kế hoạch sử dụng đất, các cơ quan có thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải đảm bảo hiệu lực pháp lí cho việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đó.
Vì vậy, khi ra các quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao giờ cũng thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên của các cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch sử dụng đất.
Về thẩm quyền quyết định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định rất cụ thể tại điều 45
Quốc hội là cơ quan quyết định kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia do Chính phủ trình lên;
Chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp tỉnh trình lên, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm, kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hàng năm của từng tỉnh đồng thời phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ quốc phòng và Bộ công an;
Lưu ý: Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải công khai minh bạch và dựa trên các căn cứ pháp lý mà pháp luật đã quy định, trên cơ sở phê duyệt của chính phủ, UBND cấp có thẩm quyền.
Việc công khai kế hoạch sử dụng đất sẽ làm cho người sử dụng đất có cơ hội tiếp cận thông tin về đất đai, xây dựng chiến lược kinh doanh khi sử dụng đất.
Việc không công khai kế hoạch sử dụng đất, không được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền thì dẫn tới hậu quả là sự tuỳ tiện trong xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
Từ đó sẽ có những trở ngại không đáng có , dẫn đến sự lạm dụng thông tin quy hoạch của một số người để trục lợi và người dân do không được thông tin về quy hoạch nên vi phạm quy hoạch đã được phê duyệt và gây cản trở cho việc thực hiện quy hoạch.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 48 Luật đất đai cũng quy định về việc công bố công khai kế hoạch sử dụng đất, theo đó: kế hoạch sử dụng đất dù ở cấp nào thì sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt, điều chỉnh phê duyệt thì cơ quan đó phải công bố công khai và xác định luôn trách nhiệm của từng cấp, Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trong việc công khai hoá các kế hoạch sử dụng đất.
Việc công khai này phải được thực hiện trong suốt kỳ kế hoạch sử dụng đất. Do đó trong vòng 30 ngày, kể từ khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt. UBND cấp huyện trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp mình trước khi trình uỷ ban nhân cấp tỉnh phê duyệt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thì có thẩm quyền cho phép bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.
Với cơ chế như trên, quá trình xây dựng, lập, quyết định, phê duyệt quy hoạch vừa tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, vừa phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và thẩm quyền chuyên môn của cơ quan tài nguyên và môi trường.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật đất đai 2013