Đối với mỗi công trình xây dựng khác nhau thì kế hoạch bảo trì của công trình cũng được quy định khác nhau. Vậy theo như quy hoạch của pháp luật thì kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được thực hiện như thế nào? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì?
Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
Mẫu bảng tổng hợp kế hoạch quản lý và bảo trì công trình xây dựng là mẫu bảng tổng hợp được lập ra để tổng hợp về kế hoạch quản lý và bảo trì công trình xây dựng. Mẫu nêu rõ nội dung tổng hợp, kế hoạch quản lý và bảo trì…
Mẫu bảng tổng hợp kế hoạch quản lý và bảo trì công trình xây dựng được cá nhân lập ra để tổng hợp được lập ra để tổng hợp về kế hoạch quản lý và bảo trì công trình xây dựng.
2. Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng:
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NĂM….
(Ban hành kèm theo … ngày … tháng … năm …của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT | Hạng mục công việc | Đơn vị | Khối lượng | Kinh phí (1.000đ) | Thời gian thực hiện | Mức độ ưu tiên | Phương thức thực hiện | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
I | Theo dõi quản lý kết cấu hạ tầng giao thông | |||||||
1.1 | Cập nhật số lượng, chủng loại, quy mô, tính năng kỹ thuật, giá trị các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng hàng năm và tình hình bảo trì qua các năm | |||||||
1.2 | Kiểm định đánh giá hiện trạng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng theo chu kỳ khai thác sử dụng (khảo sát đăng ký, áp cấp kỹ thuật…) | |||||||
1.3 | Thu thập tài liệu phục vụ bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông | |||||||
1.4 | Phối hợp với các cơ quan liên quan về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông | |||||||
… | ……………………. | |||||||
… | ||||||||
… | ||||||||
II | Bảo dưỡng thường xuyên | |||||||
2.1 | Quản lý và bảo trì thường xuyên đường thủy nội địa | |||||||
– | Tuyến ĐTNĐ sông Hồng | |||||||
– | Tuyến ĐTNĐ sông Lô | |||||||
– | Tuyến ĐTNĐ sông Hậu | |||||||
……………………. | ||||||||
… | … | |||||||
2.2 | Điều tiết, hướng dẫn giao thông | |||||||
– | Khu vực cầu …hoặc … km… sông… | vị trí | ||||||
– | Khu vực âu thuyền … km… sông… | |||||||
Khu vực bãi cạn… km… sông… | ||||||||
2.3 | Các nhiệm vụ khác | |||||||
III | Sửa chữa định kỳ | |||||||
3.1 | Báo hiệu | |||||||
… | cái | |||||||
3.2 | Nạo vét đảm bảo giao thông | |||||||
– | Bãi, đoạn cạn ….sông…. | m3 | ||||||
… | ||||||||
3.3 | Khảo sát luồng định kỳ | |||||||
– | Tuyến ĐTNĐ…. | km | ||||||
… | ||||||||
3.4 | Nhà trạm, công trình kiến trúc | |||||||
Trạm QLĐT… | trạm | |||||||
… | ||||||||
3.5 | Công trình chỉnh trị giao thông | |||||||
– | Kè H1 km… sông… | kè | ||||||
– | Âu tầu, km… sông… | cái | ||||||
… | ||||||||
3.6 | Trang, thiết bị quản lý | |||||||
– | Tàu kiểm tra… | |||||||
– | Máy đo sâu hồi âm… | |||||||
Máy định vị GPS… | ||||||||
… | ||||||||
IV | Sửa chữa đột xuất | |||||||
4.1 | Khắc phục lũ bão | |||||||
– | Hạng mục cụ thể | |||||||
4.2 | Thay thế báo hiệu | |||||||
… | ||||||||
V | Các nhiệm vụ khác | |||||||
… | ||||||||
Tổng cộng: |
3. Hướng dẫn viết mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng:
Cột số 2 – ghi tên hạng mục công việc;
Cột số 3 – ghi rõ đơn vị của từng hạng mục công việc;
Cột số 4 – ghi rõ khối lượng từng hạng mục công việc;
Cột số 5 – ghi rõ kinh phí từng hạng mục công việc;
Cột số 6 – ghi rõ thời gian thi công từng hạng mục công việc;
Cột số 7 – Mức độ ưu tiên: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).
4. Một số quy định về bảo trì công trình xây dựng:
4.1. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng:
Theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì thủ tục và nội dung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
Thứ nhất: Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.
Thứ hai: Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:
– Tên công việc thực hiện;
– Thời gian thực hiện;
– Phương thức thực hiện;
– Chi phí thực hiện.
Thứ ba: Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.
Thứ tư: Việc sửa chữa công trình, thiết bị tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được thực hiện như sau:
– Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 5 trăm triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: Tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
– Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện từ 5 trăm triệu đồng trở lên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình;
– Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tham khảo, áp dụng các nội dung nêu trên.
4.2. Quy trình bảo trì công trình xây dựng:
– Theo như quy định về bảo trì công trình xây dựng tại điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm các nội dung về các thông số kỹ thuật và công nghệ của công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng và thiết bị công trình xây dựng; quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình xây dựng; quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình xây dựng phải phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình; quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng; chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình xây dựng, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp; quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình xây dựng phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan; xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ; quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình xây dựng có yêu cầu thực hiện quan trắc; quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng; các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
– Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm các quy định như:
Một là, Nhà thầu sau khi thực hiện việc thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
Hai là, Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
Ba là, Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
Bốn là, Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
Như vậy, theo như quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng thì không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp ba trở xuống và đối với nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, việc không lập trình bảo trì riêng cho từng công trình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý và sử dụng của các công trình xây dựng này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng