Thực trạng huỷ hoại đất đai ở nước ta hiện nay. Huỷ hoại đất là gì? Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại đất?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng hủy hoại đất đai ở nước ta hiện nay:
– Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người. Nó là nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị to lớn đối với đời sống, sự sinh tồn của con người.
– Từ thuở sơ khai, mọi hoạt động đời sống của con người đều gắn chặt với đất đai. Con người sinh ra, cần lương thực để tồn tại. Đất đai là khởi nguồn cho sự sống. Có đất đai, con người mới có thể sinh sống và tồn tại. Thức ăn của con người nhờ đất đai mà có; đất đai giúp cây trồng phát triển, điều hòa khí hậu; đất đai giúp con người có nền móng để xây dựng nhà cửa. Có thể khẳng định, mọi hoạt động, nhu cầu sống của con người đều gắn chặt với đất đai. Chính vì vậy, từ bao đời, đất đai được xem là tài sản của Nhà nước, là nguồn tài nguyên quý giá của một quốc gia.
– Giá trị của đất đai ngày càng được xem trọng. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển. Nền kinh tế xã hội có sự chuyển mình mạnh mẽ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 cùng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy ngày công nghiệp thị trường sản xuất hàng hóa phát triển. Các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất ra đời ngày càng nhiều. Điều này đặt ra dấu hỏi lớn: Nguồn đất đâu để phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như thế này? Chính vì vậy, giá trị của đất đai ngày càng được đề cao.
– Đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự sống của con người, do đó, đứng trước những biến chuyển nhanh chóng của công tác sử dụng đất đai, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về việc quản lý đất đai. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai ở nước ta là bảo vệ nguồn đất đang có dấu hiệu bị hiểu hoại ngày càng càng mạnh.
– Hiện nay, việc hủy hoại đất đang diễn ra phổ biến ở nước ta. Bằng các cách thức khác nhau, ý chí chủ quan khác nhau (cố ý hay vô ý), con người đang gián tiếp hoặc trực tiếp hủy hoại đất. Các hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty, xí nghiệp đã và đang hủy hoại đất đai.
– Các hoạt động của con người gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho đất đai. Đó là:
+ Nước thải từ sinh hoạt, sản xuất không qua xử lý đã thải ra môi trường. Các nguồn nước thải này ngấm dần vào đất đai, khiến dưỡng chất của đất không được đảm bảo như nguồn gốc ban đầu.
+ Nước thải sản xuất của các công ty, xí nghiệp thải ra.
+ Việc khai thác đất đai để tìm kiếm các nguồn khoáng sản. Các phương tiện máy móc tác động vào đất đai, khiến nguồn tài nguyên đất bị những ảnh hưởng nhất định, khi mà các khoáng chất bị kiệt quệ.
2. Hủy hoại đất là gì?
– Về nguyên tắc, hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng theo mục đích đã được xác định. Hay nói cách khác, hủy hoại đất là hành vi làm mất đi giá trị ban đầu của đất, khiến đất không còn đảm bảo chất lượng như trước nữa.
– Hành vi hủy hoạt đất mang đến những hậu quỷ tiêu cực nhất định cho đất đai. Cụ thể như sau:
+ Hủy hoại đất đai khiến đất đai mất đi giá trị ban đầu của nó. Những giá trị, chất lượng ban đầu của đất không còn được đảm bảo.
+ Hủy hoại đất đai khiến mục đích sử dụng của đất không còn được duy trì sử dụng theo trạng thái ban đầu.
+ Hủy hoại đất đai khiến con người không khai thác được nguồn tài nguyên quý giá vốn có trong đất. Từ đó, khiến sự phát triển kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
+ Hành vi hủy hoại đất đai khiến hậu quả, tác động do thiên tai mang đến vô cùng nặng nề. Hủy hoại đất là làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dày tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cây cối, làn bản. Nếu đất đai bị xói mòn, các bề mặt vững chắc để bảo vệ đời sống xã hội, tính mạng của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhà nước luôn chú trọng việc quản lý đất đai, bao gồm công tác sử dụng, canh tác, và các hoạt động cụ thể của con người trên đất. Hoạt động quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai đều hướng đến mong muốn xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ. Tại đó, con người sẽ sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, tránh lãng phí. Vậy nên, các hành vi hủy hoại đất đã xâm phạm đến các đối tượng thuộc diện quản lý, bảo vệ của Nhà nước. Với các hành vi này, Nhà nước đã đưa ra những biện pháp xử lý chặt chẽ và khắt khe.
3. Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại đất?
Hủy hoại đất đai mang đến những hậu quả nặng nề cho công tác quản lý đất đai của nước ta. Do đó, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc xử lý hành vi hủy hoạt đất đai. Theo đó, Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại đất đai như sau:
3.1. Phạt tiền với hành vi hủy hoại đất:
– Đối với trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phụ thuộc vào diện tích đất bị hủy hoại mà được xác định như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
– Đối với trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt đối với cá nhân vi phạm sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3.2. Phạt bổ sung với hành vi hủy hoại đất:
– Ngoài ra, đối với các hành vi nêu trên người vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại
Quản lý Nhà nước về đất đai là việc Nhà nước dùng sức mạnh quản lý của mình để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến vấn đề đất đai. Các hoạt động quản lý về đất đai của Nhà nước đều hướng tới việc duy trì trật tự công tác hoạt động đất đai, duy trì trật tự đất đai ở mức ổn định, cùng với đó, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến đất đai để việc cấp quyền sử dụng đất của Nhà nước cho những hộ dân đủ điều kiện được diễn ra khách quan, minh bạch. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một trong những hình thức bảo vệ quyền lợi công dân trong việc sử dụng nguồn đất mà Nhà nước cấp. Do đó, các biện pháp xử lý và hình thức xử phạt mà Nhà nước đưa ra mang tính xử phạt nghiêm khắc, để các cá nhân vi phạm không tiếp diễn hành vi của mình. Từ đó, góp phần bảo vệ đất đai. Đất đai mang đến nguồn tài nguyên vô tận cho con người, giúp con người thực hiện các hoạt động phát triển cuộc sống. Bảo vệ đất đai chính là bảo vệ sự phát triển của đời sống người dân, của xã hội.