Thị trường chứng khoán từ trước đến nay vẫn luôn luôn là nơi thu hút rất nhiều nhà đầu tư có tiềm năng. Và quá trình tra cứu chứng chỉ hành nghề chứng khoán cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các tra cứu chứng chỉ hành nghề chứng khoán được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn tra cứu chứng chỉ hành nghề chứng khoán:
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được xem là loại văn bản xác nhận người có tên trong chứng chỉ đó đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyên môn để làm việc và công tác tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các công ty đầu tư chứng khoán hoạt động hợp pháp và thành lập hợp pháp trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Dương Gia gửi tới quý bạn đọc quá trình tra cứu chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Đầu tiên cần phải truy cập vào Cổng Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán thông qua website: https://srtc.org.vn.
Bước 2: Tiếp tục bấm chọn vào phần “Danh mục”.
Bước 3: Sau đó tiếp tục chọn “Tổ chức thi”.
Bước 4: Sau đó tiếp tục chọn phần “Thi sát hạch”.
Bước 5: Cuối cùng chọn “Tra cứu kết quả thi”. Kết quả sẽ hiện thị trên màn hình.
2. Chứng chỉ hành nghề chứng khoán gồm những loại nào?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là một trong những văn bản vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 97 của Luật chứng khoán năm 2019 có quy định về chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Cụ thể như sau:
- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại cơ bản sau đây: Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho các cá nhân khi cá nhân đó đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, cá nhân sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán khi cá nhân đó đáp ứng được các điều kiện như sau: Là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cá nhân không thuộc trường hợp đang trong quá trình bị chi cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân không đang trong thời gian bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật, cá nhân đáp ứng được đầy đủ trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên, cá nhân có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chứng khoán, đồng thời cá nhân đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong kỳ thi sát hạch xin cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với từng loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán đề nghị cấp. Ngoài ra, đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán hoặc những cá nhân được xác định là người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp trên lãnh thổ nước ngoài thì bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu trong kỳ thi sát hạch pháp luật về chứng khoán và sát hạch pháp luật về thị trường chứng khoán của Việt Nam;
- Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán đó khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: Cá nhân không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật, vi phạm quy định tại Điều 12 hoặc Điều 98 của Luật chứng khoán năm 2019, hoặc cá nhân không hành nghề chứng khoán trong khoảng thời gian 03 năm liên tục được tính kể từ khi cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại Điều 12, Điều 98 của Luật chứng khoán năm 2019 thì cá nhân đó sẽ không được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Như vậy, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bao gồm các loại như sau:
- Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
- Và chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật chứng khoán năm 2019 có quy định về thẩm quyền của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Theo đó, Ủy ban chứng khoán nhà nước được xác định là cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ tài chính, cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu và giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ tài chính trong quá trình quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chứng khoán và quản lý thị trường chứng khoán trên thực tế, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, ủy quyền của bộ trưởng Bộ tài chính, đồng thời có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Trình lên bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc tiếp tục trình lên các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển và đề án phát triển thị trường chứng khoán;
- Tổ chức phát triển thị trường chứng khoán, trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý giám sát hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và hoạt động của thị trường chứng khoán, quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và các hoạt động dịch vụ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
- Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi đối với giấy phép hành nghề chứng khoán, chứng chỉ hành nghề chứng khoán, các loại giấy tờ chứng nhận liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của cá nhân và thị trường chứng khoán, chấp nhận thay đổi/đình chỉ/hủy bỏ các hoạt động liên quan đến thị trường chứng khoán.
Theo đó, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán sẽ thuộc về Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Đồng thời, người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán sẽ có quyền hành nghề chứng khoán với nhiều tư cách khác nhau. Theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 98 của Luật chứng khoán năm 2019 có quy định về trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán sẽ chỉ được hành nghề chứng khoán với tư cách là đại diện cho công ty chứng khoán, đại diện cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, đại diện cho chi nhánh công ty chứng khoán, đại diện cho công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, hoặc đại diện cho công ty đầu tư chứng khoán. Người hành nghề chứng khoán sẽ không được thực hiện các hành vi như sau:
- Đồng thời làm việc và công tác cho 02 công ty chứng khoán cùng một lúc, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, làm việc cho chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
- Mở tài khoản giao dịch chứng khoán, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán nơi mình không công tác và làm việc, ngoại trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
- Thực hiện các hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang công tác/làm việc, của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam.
Như vậy, người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán sẽ chỉ được hành nghề với một số tư cách như:
- Đại diện cho công ty chứng khoán;
- Đại diện cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Đại diện cho công ty đầu tư chứng khoán;
- Đại diện cho chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Luật Chứng khoán 2019;
+ Nghị định 83/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, niêm yết chứng khoán;
+ Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
THAM KHẢO THÊM: