Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Tất cả các thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định. Trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Hiểu biết chung về báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp được biết đến là một bản tóm tắt thống kê, phản ánh toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp, chủ yếu liên quan đến tài chính như tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ phải trả, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, báo cáo tài chính doanh nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng với các đối tượng sử dụng và quản lý thông tin kế toán, mà còn có ý nghĩa với nhà quản trị doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cũng rất quan trọng, bởi khi tiến hành các hoạt động phân tích báo cáo tài chính sẽ kịp thời nhận biết được khả năng sinh lời và tình trạng tài chính của doanh nghiệp nên có thể đưa ra hướng giải quyết và phát triển trong tương lai sao cho phù hợp.
Hiện nay, theo Điều 100, Thông tư
Nội dung | Mục đích |
Xây dựng bảng báo cáo tài chính của Ban giám đốc doanh nghiệp. | Mục đích chính của bản báo cáo này là cung cấp thông tin về tình hình tài chính không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn cả những nội dung liên quan đến quá khứ của doanh nghiệp |
Cần phải có báo cáo tài chính từ phía Công ty kiểm toán độc lập. | Bản báo cáo này được lập để phản ánh tính trung thực của báo cáo tài chính |
Ngoài ra, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những thành phần không thể thiếu | Mục đích chính là dùng để phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. |
Bảng cân đối kế toán cũng sẽ phải chuẩn bị theo quy định | Thông tin trong bảng cân đối kế toán này sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn. |
Liên quan đến quản lý luồng tiền của doanh nghiệp thì không thể thiếu được báo cáo về lưu chuyển tiền tệ | Tên gọi cũng để thể hiện được ý nghĩa của báo cáo này là phản ánh luồng tiền ra/vào của các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. |
Thuyết minh báo cáo tài chính | Hỗ trợ cho hoạt động thuyết minh và giải thích thông qua số liệu một số chỉ số kinh tế tài chính mà chưa được thể hiện trong các báo cáo tài chính trước đó. Mục tiêu chính là cung cấp thông tin để đảm bảo sự chính xác trong việc đánh giá kết quả tài chính. |
2. Hướng dẫn tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
Có thể thấy, báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp nên việc kiểm tra báo cáo tài chính, và đọc được báo cáo tài chính sẽ giúp cho cá nhân tiếp cận được thông tin cần thiết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khi có nhu cầu kiểm tra dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp thì cá nhân có thể thực hiện thông qua hệ thống: https://thuedientu.gdt.gov.vn/etaxnnt được tạo nên bởi Tổng Cục thuế Việt Nam.
Tại trang web này thì cá nhân có thể tra cứu dữ liệu báo cáo tài chính của chính doanh nghiệp của bạn đã nộp theo quy định. Bên cạnh đó cũng có thể tra cứu thông qua hệ thống Etax để tiếp cận thông tin này. Đầu tiên, bạn cần có thông tin về tài khoản đối tượng nộp thuế để đăng nhập vào hệ thống này, sau đó chọn vào mục tra cứu điền đầy đủ thông tin cần thiết được yêu cầu và tải về báo cáo tài chính đã nộp của công ty.
Bước 1: Tiến hành hoạt động đăng nhập hệ thống Etax (thuế điện tử):
Tìm kiếm trang web với đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/etaxnnt
Tiếp đó là chọn Phân hệ “Doanh nghiệp”.
Bước 2: Tiếp theo bạn chọn vào “Đăng nhập”, điền Mã số thuế và ghi chính xác mật khẩu đăng nhập.
Bước 3: Khi giao diện chính hiện ra thì chọn vào thẻ “Tra cứu” => thẻ “tờ khai” và chọn tờ khai thuế đã nộp và lựa chọn thời gian nộp tờ khai.
Bước 4: Thực hiện click chuột vào mục “Tra cứu” để nhận kết quả tra cứu tờ khai thuế. Hiện nay, cá nhân hoàn toàn có thể tải về bản báo cáo này nếu có nhu cầu.
3. Quy định của pháp luật về thời hạn nộp báo cáo tài chính:
Theo quy định tại Điều 109 Thông tư
– Thứ nhất, Đối với doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định thì đơn vị kế toán phải tiến hành hoạt động nộp Báo cáo tài chính năm với thời gian chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, thì Tổng công ty nhà nước sẽ nộp chậm nhất là 90 ngày; Trách nhiệm báo cáo tài chính của Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước sẽ nộp cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
– Thứ hai, Đối với các loại doanh nghiệp khác
Trong trường hợp thực hiện báo cáo tài chính mà đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày; Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
– Thứ ba, Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thời gian để tiến hành việc lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
Doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính cần đặc biệt lưu ý về mặt thời gian thực hiện, bởi nếu không đảm bảo theo đúng thời hạn quy định thì có thể bị áo dụng mức xử phạt được quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, cụ thể:
– Đối tượng có thể sẽ bị ơhạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thời gian nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
+ Có vi phạm trong hoạt động công khai báo cáo tài chính, cụ thể là thực hiện công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
– Lien quan đến một số hành vi vi phạm dưới đây thì mức phạt tiền sẽ được nâng lên từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cụ thể:
+ Khi tiến hành nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính mà nội dung lại không đầy đủ theo quy định;
+ Khi hoàn tất việc nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Liên quan đến thời gian nộp chậm báo cáo tài chính: Nếu cá nhân nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
+ Theo quy định thì trách nhiệm khi công khai báo cáo tài chính là phải kèm theo báo cáo kiểm toán nhưng trên thực tế lại không thực hiện đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
+ Vi phạm trong việc công khai báo cáo tài chính, đó là công khai báo cáo chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
– Mức xử phạt hành chính cũng có thể áp dụng là từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Việc doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính nhưng thông tin, số liệu không chính xác, sai sự thật;
+ Phát hiện sự không đồng nhất trong việc cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam trong một kỳ kế toán;
– Mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp báo cáo tài chính là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có hành vi sau:
+ Không thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Cố tình không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
– Ngoài ra, đối tượng có hành vi vi phạm được quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này thì sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
– Thông tư số 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: