Xuất khẩu gạo là một trong những ngành nghề Việt Nam ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài, mời bạn đọc tham khảo:
Mục lục bài viết
1. Tình hình, nhu cầu xuất khẩu gạo hiện nay:
Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người nông dân. Chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng EU. Thị trường này hứa hẹn có nhiều tiềm năng và giá bán cao còn xuất phát từ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Với Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của mặt hàng nông sản, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Nhưng nông sản Việt mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo chỉ chiếm hơn 1% thị phần.
Trên thực tế, các đơn vị cung cấp Dịch vụ vận chuyển Gạo bằng đường sắt Quốc tế Á – Âu xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín, có độ tin cậy cao.
Theo thống kê, trong 25 năm trở lại đây, thương mại gạo toàn cầu đã tăng từ 20 triệu tấn lên hơn 45 triệu tấn và sự tăng trưởng này dự kiến sẽ vẫn tiếp tục. Đây là tín hiệu tốt cho các Nhà sản xuất gạo Châu Á và Việt Nam.
2. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo:
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm:
– Thương nhân kinh doanh gạo phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể trên cơ sở tuân thủ các điều kiện sau:
+ Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc.
+ Gạo phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
+ Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc. Đồng thời, mặt hàng gạo phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
– Về kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh phải thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do đi thuê lại hợp pháp có hợp đồng thuê bằng văn bản đúng quy định.
– Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm:
+ Đơn đề nghị (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
+ Đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến phải có hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo.
+ Đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân thì cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến.
Sau đó thương nhân nộp hồ sơ đến trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc tiến hành kê khai trực tuyến trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Giấy chứng nhận này sẽ có thời hạn là 05 năm, tính từ ngày được cấp. Và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
3. Hướng dẫn thủ tục hải quan xuất khẩu gạo ra nước ngoài:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây:
– Tờ khai hải quan (02 bản chính).
–
– Giấy đăng ký
– Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu.
– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất.
– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Nộp hồ sơ đến cơ quan hải quan.
Lưu ý về thời hạn nộp hồ sơ hải quan:
– Đối với hàng hóa xuất khẩu: nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan
– Đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
– Còn đối với nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan:
+ Khi khai hải quan điện tử: cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, ngoại trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia.
+ Khi khai tờ khai hải quan giấy: người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá. Sau đó kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.
4. Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu:
HẢI QUAN VIỆT NAM
TỜ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Cục Hải quan:
Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai: | Số tham chiếu: | Số tờ khai: | Công chức đăng ký tờ khai | ||||||||||||||
Ngày, giờ gửi: | Ngày, giờ đăng ký: | ||||||||||||||||
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất: | Số lượng phụ lục tờ khai: | ||||||||||||||||
1. Người xuất khẩu: | 5. Loại hình: | ||||||||||||||||
6. Giấy phép số: | 7. Hợp đồng: | ||||||||||||||||
MST | Ngày | Ngày | |||||||||||||||
2. Người nhập khẩu: | Ngày hết hạn | Ngày hết hạn | |||||||||||||||
8. Hóa đơn thương mại: | 9. Cửa khẩu xuất hàng: | ||||||||||||||||
3. Người uỷ thác/ người được ủy quyền | |||||||||||||||||
MST | 10. Nước nhập khẩu: | ||||||||||||||||
4. Đại lý hải quan | |||||||||||||||||
11. Điều kiện giao hàng: | 12. Phương thức thanh toán: | ||||||||||||||||
MST | 13. Đồng tiền thanh toán: | 14. Tỷ giá tính thuế: | |||||||||||||||
Số TT | 15. Mô tả hàng hóa | 16. Mã số hàng hóa | 17. Xuất xứ | 18. Lượng hàng | 19. Đơn vị tính | 20. Đơn giá nguyên tệ | 21. Trị giá nguyên tệ | ||||||||||
1 | |||||||||||||||||
2 | |||||||||||||||||
3 | |||||||||||||||||
Cộng: | |||||||||||||||||
Số | 22. Thuế xuất khẩu | 23. Thu khác | |||||||||||||||
TT | a. Trị giá tính thuế | b.Thuế suất (%) | c. Tiền thuế | a.Trị giá tính thu khác | b.Tỷ lệ (%) | c. Số tiền | |||||||||||
1 | |||||||||||||||||
2 | |||||||||||||||||
3 | |||||||||||||||||
Cộng: | Cộng: | ||||||||||||||||
24. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23) bằng số: | |||||||||||||||||
Bằng chữ | |||||||||||||||||
25. Lượng hàng, số hiệu container | |||||||||||||||||
Số TT | a. Số hiệu container | b. Số lượng kiện trong container | c. Trọng lượng hàng trong container | d. Địa điểm đóng hàng | |||||||||||||
1 |
Cộng: | ||||||||||||||||
2 | |||||||||||||||||
3 | |||||||||||||||||
4 | |||||||||||||||||
26. Chứng từ đi kèm | 27. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên tờ khai Ngày tháng năm (người khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) | ||||||||||||||||
28. Kết quả phân luồng và hướng dẫn thủ tục hải quan | 30. Xác nhận thông quan | 31. Xác nhận của hải quan giám sát | |||||||||||||||
29. Ghi chép khác | |||||||||||||||||
5. Các biện pháp, chính sách nhằm phát triển thị trường xuất khẩu gạo ra nước ngoài:
Hiện nay, gạo được coi là mặt hàng chủ lực của nền kinh tế Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài. Do đó, cơ quan ban ngành cần có những cơ chế rõ ràng, ưu tiên cho việc đảm bảo xuất khẩu gạo. Cụ thể tại Điều 18 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo cũng quy định một số biện pháp như sau:
– Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan thực hiện đàm phán mở cửa thị trường gạo, tháo gỡ khó khăn, rào cản của các thị trường.
– Chỉ đạo thực hiện các chương trình, hoạt động giao thương với những nước khác để nhằm quảng bá mặt hàng, từ đó xúc tiến thương mại gạo, thiết lập, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác về thương mại gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
– Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đàm phán, ký kết bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài ở cấp bộ.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và cơ quan liên quan thực hiện việc theo dõi, đàm phán để tháo gỡ những rào cản về kỹ thuật hay kiểm dịch thực vật của các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng đối với thóc, gạo nhập khẩu.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: