Xuất khẩu khoáng sản là một trong những lĩnh vực đang được Nhà nước ta chú trọng phát triển. Vậy, hướng dẫn thủ tục hải quan đối với xuất khẩu khoáng sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được xuất khẩu khoáng sản:
Khoáng sản là khoáng chất, khoáng vật được hình thành, cấu tạo từ tự nhiên. Dạng tồn tại của khoáng sản rất đa dạng có thể tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, hoặc thể khí được lưu trữ trong lòng đất, trên mặt đất, bãi thải của mỏ. Những khoáng sản này được hình thành phải có ích trong tự nhiên và trong đời sống kinh tế của con người.
Khai thác khoáng sản để phục vụ đời sống con người là nhu cầu tất yếu nhưng để được xuất khẩu khoáng sản này ra thị trường khác cũng cần đảm bảo điều kiện nhà nước quy định. Căn cứ Điều 14 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để khoáng sản được xuất khẩu như sau:
– Đưa khoáng sản ra ngoài thị trường Việt Nam thì đối tượng thực hiện việc xuất khẩu này phải là thương nhân kinh doanh khoáng sản được Luật Thương mại ghi nhận;
– Xét về tính hợp pháp của loại khoáng sản thì thương nhân chỉ kinh doanh khoáng sản nawmg trong danh mục mà Nhà nước cho phép có thể hiện rõ được nguồn gốc hợp pháp loại khoáng sản này;
– Để hiểu rõ hơn về quan điểm về khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp:
+ Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là những loại khoáng sản được khai thác có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cụ thể:
Qúa trình khai thác hoặc khai thác tận thu được thực hiện từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
Khoáng sản được nhập khẩu khi có sự xác nhận của Hải quan cửa khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;
Khoáng sản được sự kiểm soát bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
– Những loại khoáng sản xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a và b khoản này còn nằm trong danh mục chủng loại và đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định.
Lưu ý: Với những loại khoáng sản xuất khẩu mà có chứa chất thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng thì cần làm thủ tục xin giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ. Việc xin giấy phép này được thực hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.
2. Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với xuất khẩu khoáng sản:
Theo quy định tại
Bước 1: Khai hải quan
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
– Chuẩn bị bản tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin. Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu được ban hành thành mẫu sẵn quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25
– Thủ tục xuất khẩu đối với hàng hóa bắt buộc cần có giấy phép xuất khẩu, bao gồm: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
– Cần có thêm một giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan
– Qúa trình tiếp nhận, xử lý tờ khai hải quan được cơ quan hải quan sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (sau đây gọi tắt là Hệ thống) để thực hiện bước này
Lưu ý: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ hải quan
Sau khi hệ thống tiếp nhận tờ khai hải quan thì căn cứ vào thông báo kết quả phân luồng tờ khai này cùng với bản quyết định Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa, thông tin khai hải quan, thông tin chỉ dẫn rủi ro trên Hệ thống, công chức hải quan tiến hành thông báo người khai hải quan để nộp các giấy tờ, chứng từ thuộc hồ sơ khai hải quan và tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa;
Trong trường hợp, hồ sơ không hợp lệ hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, hoặc liên quan đến thuế thì công chức hải quan có trách nhiệm báo cáo lên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan để đưa ra quyết định về thay đổi hình thức;
Trong quá trình kiểm tra hải quan mà bắt buộc phải trưng cầu giám định để việc kiểm tra hải quan diễn ra chính xác, đầy đủ thì khoản chi phí giám định này thuộc trách nhiệm chi trả chi phí.
Bước 4: Kiểm tra thực tế hàng hóa
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
Kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung khai hải quan:
– Sau khi kiểm tra thực tế, nhận thấy lô hàng thuộc diện được đưa hàng về bảo quản: thì tiến hành theo hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư này;
– Trong trường hợp, lô hàng thuộc diện được giải phóng hàng: thì cần làm theo đúng theo quy định tại Điều 33 Thông tư này;
– Đối với lô hàng thuộc diện được thông quan: thực hiện theo quy định tại Điều 34 Thông tư này.
Lưu ý:
Nội dung khai quan không đảm bảo đúng theo pháp luật thì cơ quan hải quan có thẩm quyền yêu cầu bổ sung hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này;
Nếu có hành vi vi phạm về chính sách của Nhà nước về quản lý hàng xuất khẩu thì người tiến hành khai hải quan sẽ không được bổ sung hồ sơ và sẽ bị cơ quan hải quan giải quyết theo đúng quy định.
Bước 6: Thu, nộp lệ phí làm thủ tục hải quan
– Người khai hải quan có thể lựa chọn hình thức nộp lệ phí đa dạng như: chuyển khoản theo tháng bằng phương thức điện tử hoặc bằng tiền mặt.
Nếu nộp lệ phí này được nộp trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu, hoặc tại cơ quan hải quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện việc thu lệ phí hải quan điện tử qua ngân hàng thương mại hoặc tổ chức được cơ quan hải quan ủy nhiệm thu.
Bước 7: Giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật hải quan.
3. Trách nhiệm cơ quan ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện quản lý khoáng sản xuất khẩu:
Căn cứ theo Công văn 2132/TCHQ-GSQL về việc tăng cường quản lý khoáng sản xuất khẩu thì quá trình tổ chức thực hiện quản lý khoáng sản xuất khẩu được nhiều cơ quan tiến hành giám sát, thực hiện:
– Thứ nhất: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm
+ Cục Hải quan có thẩm quyền quản lý những lô hàng khoáng sản xuất khẩu nếu nhận thấy lô hàng này có dấu hiệu vi phạm, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ, khai thác không hợp pháp. Cơ quan này cũng có thể đưa ra biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Những đơn vị nằm trong sự kiểm soát, quản lý của Cục Hải quan thì còn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của công văn này. Với những công chức thực hiện khai hải quan thì Cục Hải quan phải có sự giám sát, kiểm tra xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm và chấn chỉnh ngay tác phong, thái độ làm việc;
– Thứ hai: Cơ quan thực hiện giám định mẫu khoáng sản xuất khẩu:
Cục Kiểm định Hải quan là cơ quan thực hiện xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện việc giám định đối với các mẫu khoáng sản xuất khẩu. Trường hợp kết quả phân tích, giám định khoáng sản xuất khẩu không đáp ứng chất lượng theo quy định thì báo cáo Tổng cục Hải quan và thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để xử lý vi phạm theo quy định.
– Thứ ba: Cục Kiểm tra sau thông quan tiến hành đánh giá, kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm rõ ràng.
– Thứ tư: Cục Điều tra chống buôn lậu
Chủ trì, hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản, trong đó tập trung vào nội dung:
+ Thu thập thông tin, dữ liệu, hồ sơ liên quan hoạt động xuất khẩu khoáng sản trong thời gian qua và khi nhận thấy dấu hiệu nghi vấn vi phạm thì cần có công tác rà soát, kiểm tra để xác định cụ thể vấn đề này;
+ Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều tra, xác minh các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Cơ quan này cũng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện xác minh hồ sơ, tài liệu nước ngoài đối với lô hàng khoáng sản xuất khẩu có dấu hiệu nghi vấn vi phạm pháp luật.
+ Ngoài ra, tiến hành phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác giám sát trực tuyến trọng điểm việc thực hiện kiểm tra, lấy mẫu đối với khoáng sản xuất khẩu.
– Cục Quản lý rủi ro:
+ Trách nhiệm chính cơ quan này là thực hiện việc phân luồng quản lý rủi ro theo hướng dẫn tại công văn này.
+ Khi các đơn vị liên quan đến phân luồng kiểm tra khoáng sản xuất khẩu thì có thẩm quyền tổng hợp ccas vướng mắc của những đơn vị này và đánh giá, báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan phương án thực hiện phân luồng phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan như sau:
Dựa theo sự hướng dẫn của Công văn 19046/BTC-TCHQ của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện quy định của Luật Hải Quan 2014 thì thời hạn để cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan như sau:
– Trong việc kiểm tra hồ sơ hải quan thì cơ quan hải quan thực hiện không quá 02 giờ làm việc tính từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan.
– Qúa trình kiểm tra thực tế hàng hóa thì phải hoàn thành trong thời gian: không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
Đáng lưu ý:
Với hàng hóa thuộc đối tượng cần có sự kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Những lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc quá trình kiểm tra phức tạp cần nhiều thời gian thực hiện thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan có thể đưa ra quyết định gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
– Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng xuất, nhập khẩu;
– Công văn 19046/BTC-TCHQ của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện quy định của Luật Hải Quan 2014;
– Công văn 2132/TCHQ-GSQL về việc tăng cường quản lý khoáng sản xuất khẩu.